Bạn muốn trở thành một SEOer và muốn tìm hiểu về SEO. Bạn cần biết phải làm gì để tìm hiểu và nên tìm hiểu những gì. Những kinh nghiệm học SEO cho người mới bắt đầu dưới đây sẽ cho bạn một khung sườn để có thể tìm hiểu về SEO là gì, cần lưu ý gì trong quá trình viết bài để bài viết tương tác tốt với người đọc, lại được Google ưu tiên thăng hạng? 10 kinh nghiệm học SEO chuẩn dưới đây sẽ hỗ trợ bạn mới học SEO & làm SEO thực tế trơn tru và hiệu quả hơn.
SEO nghĩa là gì?
Trước khi đi vào nội dung chi tiết về định nghĩa Content chuẩn SEO là gì, bạn cần nắm được khái niệm về SEO.
SEO (viết tắt của Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa Website nhằm cạnh tranh thứ hạng từ khóa trên các trang kết quả công cụ tìm kiếm, từ đó tăng Traffic Website và chất lượng Traffic.
Chuẩn SEO là gì?
Chuẩn SEO là hình thức tối ưu giúp Website hay bài viết thân thiện với bộ máy tìm kiếm (đặc biệt là Google).
Muốn làm được như vậy, chúng ta cần có nền tảng cơ bản, nhất là SEO nội dung. Khác với Content thông thường, Content chuẩn SEO đòi hỏi trong bài viết không chỉ hướng đến người đọc mà còn phải đáp ứng những tiêu chí SEO để thân thiện với bộ máy tìm kiếm (đặc biệt là Google) và dễ dàng lên Top hơn.
Nhìn chung, chuẩn SEO là yếu tố nên được ưu tiên hàng đầu nếu bạn muốn tăng khả năng tiếp cận đối với khách hàng mục tiêu của mình.
10 kinh nghiệm cải thiện nội dung cho các bạn mới học SEO
1: Từ khóa chính luôn phải xuất hiện trong dòng đầu tiên của bài viết
Từ khóa ở thẻ H2 và nằm ở dòng đầu tiên của bài viết. Cần đảm bảo về vị trí sắp xếp từ khóa trong toàn bộ từ khóa. Bạn phải để từ khóa phân bố đều, không nên tập trung chỉ một chỗ trong bài viết. Ở các thẻ H2 nếu được thì nên đặt từ khóa vào.
Người mới học SEO luôn nhớ cách mà các spider Google đọc bài viết của bạn: Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Các từ khóa in đậm, nằm trong thẻ H1 và H2 sẽ được Google đánh dấu.
Mỗi một bài viết chỉ nên SEO cho một từ khóa chính, không nên SEO hướng quá nhiều từ khóa trong cùng một bài viết. Từ khóa chính sẽ khó thăng hạng hơn, vì Google không phân biết được từ khóa chính trong bài viết cần SEO là gì.
2: Bên cạnh từ khóa chính, nên có thêm từ khóa phụ dài (long keywords)
Từ khóa phụ dài = từ khóa chính + từ (cụm từ). Đây là công thức cho từ khóa phụ. Nó sẽ không làm mất đi hướng đi ban đầu là SEO từ khóa chính. Nó còn hỗ trợ để vừa thăng hạng từ khóa phụ nhanh, lại đẩy thứ hạng của cả từ khóa chính.
Ví dụ: từ khóa mình cần SEO là Thiết kế web. Từ khóa phụ của nó có thể là:
- Thiết kế web tại Bình Dương
- Thiết kế web giá rẻ
- Dịch vụ thiết kế web uy tín
- Thiết kế web chuẩn SEO…
3: Nắm vững cách Google tìm kiếm chủ đề để SEO tốt hơn
Chúng ta có một thuật ngữ trong học SEO về vấn đề Google tìm kiếm các chủ đề liên quan tới từ khóa người dùng tìm kiếm. Dựa vào đó mà chúng ta có thể biết các từ khóa có thể SEO và cách chèn từ khóa vào bài viết thế nào cho hợp lý, tránh bị xem là Spammer cũng như các hình phạt từ chính sách của Google.
Thuật ngữ đó là “Latent Semantic Indexing”. Chuyên gia Bruce Clay đã khuyên chúng ta: “Trong Latent Semantic Indexing, Google lựa chọn và phân loại các trang theo tần suất mà các từ khóa chính và từ khóa liên quan liên kết lại với nhau thay vì chỉ dựa vào một từ khóa duy nhất. Nội dung bài viết không nên chỉ tập trung quá vào một từ khóa hay cụm từ khóa chính, nên tạo liên kết với các từ khóa phụ để hiển thị phân bố trong bài viết. Google sẽ coi việc bạn SEO quá nhiều từ khóa hay cụm từ trong cùng một bài viết là bất thường, đánh dấu như Spammer và có thể cho hình phạt đánh rớt thứ hạng SEO.”
Lantent Semantic Index – Từ khóa mở rộng cho SEO
Bruce Clay cũng khuyên SEOer, đặc biệt là người tự học SEO một số Tips học SEO cần nhớ:
- Đừng chèn từ khóa quá dày đặc xuyên suốt bài viết. Mật độ từ khóa nên được đảm bảo từ 3% (bài viết ngắn) – 5% (bài viết dài).
- Từ khóa chính nên xuất hiện ngay trong dòng đầu tiên của bài viết, nên để nó xuất hiện một cách hợp lý và tự nhiên nhất.
- Sử dụng các từ khóa đồng nghĩa với từ khóa chính, nhưng bạn phải cẩn thận về mặt ngữ nghĩa. Nó có thể làm sai lệch ý nghĩ của người đọc, khiến họ thoát trang ngay lập tức.
- Không nên sử dụng cùng một từ khóa trong cả Title và Heading. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng và chèn các từ khóa phụ để khiến nó tự nhiên hơn.
- Trong thẻ tiêu đề phải luôn có từ khóa chính. Vì thẻ tiêu đề sẽ hiển thị ngay trên công cụ tìm kiếm, tiếp cận với khách hàng đầu tiên trước cả nội dung bài viết.
- Sử dụng thuộc tính ALT cho thẻ hình ảnh, có chèn từ khóa, ngắn gọn và có nghĩa.
- Trong Anchor text, từ được chèn link phải là từ khóa chính và từ khóa phụ (nếu có). Google sẽ biết từ khóa này chỉ đến liên kết này, kết hợp lại từ khóa liên quan (từ khóa phụ) với Anchor Text, giúp bạn bớt thao tác thực hiện.
4: Ưu tiên nội dung có ý nghĩa, song song với cho Google đọc
Google đọc nội dung để đánh giá thứ hạng bài viết và từ khóa, nhưng nội dung không có ý nghĩa thì không có người đọc và kéo theo lượt truy cập giảm. Từ khóa SEO của bạn với nội dung vẫn bị Google đánh giá kém, thứ hạng khó tăng cao. Đó là điều mà người mới bắt đầu học SEO, nhất là người tự học SEO cần phải nhớ.
Người mới học SEO đừng quá cứng nhắc, và viết bài quá máy móc, hãy viết để người đọc nhận được các thông tin có giá trị, ở lại trang lâu hơn. Bạn cần đảm bảo các kỹ thuật SEO luôn đảm bảo đúng & đủ trong mỗi bài viết là được.
Khi chèn từ khóa vào bài viết, hãy phân bố nó trên toàn trang thật tự nhiên.
5: Bài viết phải là duy nhất, không sao chép 100% của người khác
Google sẽ xem xét trên dữ liệu server thu thập từ các spider đánh giá mức độ giống là bao nhiêu % để đánh giá bài viết của bạn có ăn cắp của người khác ngay không.
Khi viết bài cũng nên lưu ý về số lượng từ trên một bài viết, ngắn khoảng 1500 từ, còn dài khoảng 3000 từ. Theo cách viết này bạn sẽ dễ dàng tăng thứ hạng từ khóa, đây cũng là tiêu chí đánh giá về nội dung bài viết có chất lượng hay không.
Bạn nên nhớ các liên kết, bài viết của bạn xuất hiện trên các trang tìm kiếm, xuất hiện trước tầm mắt của người tìm kiếm vì hai lý do sau:
- Google ưu tiên trải nghiệm tìm kiếm những thông tin có ích cho người dùng hơn là chỉ đẩy các trang SEO đúng cách. Tức là bài viết chứa từ khóa phải đem lại được đúng và có giá trị thông tin mà họ muốn kiếm..
- Số lượng từ trung bình trong một bài viết không phải là thúc ép bạn phải viết thật nhiều mà không có giá trị thông tin, không phải là nhồi nhét thông tin cho người đọc.
6: Content is King. Nội dung phải “độc” với người đọc
Các chuyên gia SEO luôn khuyên người học SEO mới bắt đầu phải luôn tổng hợp và viết ra những bài viết “độc” và là duy nhất để thu hút được người đọc tốt nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng làm được điều này, cũng có thể viết được như vậy.
Nội dung “độc” và duy nhất theo các SEOer định nghĩa đó là:
- Bài viết phải là tự mình viết, không giống với bất kì bài viết nào trên Internet.
- Các tài liệu, chủ đề tham khảo (hình ảnh, video, gif,…) không được trùng với bất kì bài viết nào.
- Kiến thức hoặc chuyên môn khó sao chép hoặc viết lại được.
Để đảm bảo được điều này, các SEOer lâu năm đưa ra một số tips học SEO thông dụng:
- Sử dụng các công cụ check văn bản như: SmallSeoTools, CopyScape hay Plagairm Checker để kiểm tra độ sao chép văn bản có bị tính là copy từ nguồn nào khác hay không.
- Sử dụng từ khóa chính trong bài viết của bạn, lên Google tìm kiếm TOP 10 bài viết đầu tiên. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 10 bài viết này để viết lại, bổ sung thêm các thông tin mới, chỉnh sửa câu cú hay lỗi chính tả.
- Sử dụng các thông tin để tạo các bài viết sáng tạo khác với đối thủ mà vẫn thu hút người xem như tạo Infographics, video hay thậm chí là file PDF để cho người dùng tải về đọc,…
- Các nghiên cứu bạn tìm hiểu được hãy chia sẻ nó vào trong bài viết. Google đánh giá rất cao các nghiên cứu từ người dùng. Thông tin có giá trị cao hơn, thu hút đặt backlink tốt hơn và quan trọng hơn lượt truy cập đọc càng cao hơn.
7: Thẻ Heading trong bài viết cần được đặt đúng
Các vị trí thẻ H1 – H6 mà người học SEO cần nhớ
Đặt thẻ Heading thay vì chỉ dùng công cụ in đậm giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm nội dung cần đọc, và Google cũng dễ dàng tìm kiếm và index thông tin.
Trong một bài viết SEO chúng ta có 6 thẻ, từ H1 đến H6.
- 1 thẻ H1 đặt cho tiêu đề bài viết, chứa từ khóa.
- n thẻ H2 đặt cho các mục lục cần chú ý, chứa từ khóa
- n thẻ H3, H4, H5, H6 đặt cho các chỉ mục thông tin trong mục thẻ H2.
Tuy nhiên thông thường chúng ta chỉ đặt tới H3, cùng lắm là H4 cho một bài viết. Cấu trúc bài viết sẽ dễ hiểu và rõ ràng hơn khi bạn đặt thẻ Heading cho bài viết. Người đọc sẽ không bị “choáng” bởi có quá nhiều thông tin và cần chọn lọc thông tin để đọc.
8: Đặt tên cho hình ảnh trong bài viết SEO phải chứa từ khóa cần SEO
Công thức chỉ có một, bạn chỉ cần làm theo cách sau:
- Từ khóa phải nằm trong tên hình ảnh được đặt, chữ không dấu (VD: hoc seo).
- Cách đặt tên từ khóa: cách nhau giữa các từ là dấu “-”. Ví dụ:khoa-hoc-seo-online-kyna.jpg (.jpg, .png,…là định dạng file hình ảnh, bạn không cần gõ cũng được).
Nó sẽ giúp bạn được Google nhận diện hình ảnh tốt hơn, đúng chuẩn Google đưa ra, lại được đánh giá thứ hạng từ khóa cũng như hình ảnh trên trang tìm kiếm tốt hơn.
9: Thẻ Title của hình ảnh không nên sử dụng
WordPress là dạng blog SEO tự động cập nhật thẻ Title của hình ảnh mà bạn không cần phải làm. Tuy nhiên chuyên gia – Th.S. Mai Xuân Đạt cũng khuyên là người mới học SEO hay SEOer lâu năm: không nên sử dụng thẻ Title cho hình ảnh, vì nó dư thừa và vì đã có tên hình ảnh cũng như thẻ ALT để mô tả hình ảnh. Google có thể đọc và nhận diện từ hai nguồn này mà không cần thẻ Title.
10: ALT cho thẻ hình ảnh rất quan trọng không thể bỏ qua
Dù bạn đang dùng WordPress hay website chuẩn code, thì thẻ ALT cũng không thể bỏ qua. Vậy là sao để thẻ ALT có thể hỗ trợ SEO từ khóa cho bạn được tốt nhất?
Học SEO chuẩn cần thực hiện các bước sau:
- Kí tự cho một hình ảnh: tối đa 15 từ đặt hình ảnh.
- Từ khóa: PHẢI đặt từ khóa vào thẻ ALT
- Hình ảnh có văn bản: Đặt thẻ ALT hình ảnh là đoạn text trong hình
- Đặt thẻ ALT cần cho nội dung hình ảnh với cái hình ảnh thể hiện có liên quan tới nhau.
Trên đây là 10 kinh nghiệm cải thiện nội dung cho các bạn mới học SEO. Hi vọng sẽ giúp cho các SEOer mới vững kỹ năng hơn khi SEO website cho công ty hay cho chính bản thân.