Đã bao giờ bạn cầm một quyển tạp chí lên, bắt đầu lật tìm thông tin thú vị, nhưng cuối cùng lại nhận ra chẳng đọc được gì? Tại sao lại như vậy? Có phải do bạn đã mua nhầm tạp chí?

Không! Nguyên nhân là do một cuốn tạp chí thường phải đáp ứng nhu cầu thông tin vô cùng đa dạng của rất nhiều nhóm người dùng. Và bạn vô tình là nhóm người dùng thiểu số mà họ không thể quan tâm đến.

Và Website của bạn có khả năng sẽ trở thành những cuốn tạp chí như vậy. Nếu không xác định được đúng và tập trung vào nhóm đối tượng mục tiêu, thì khách hàng cũng sẽ cảm thấy giống như bạn khi vào thăm website. Hãy cung cấp cho nhóm khách hàng của mình những nội dung được thiết kế phù hợp với họ nhất ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Chính vì vậy, để có thể làm được điều này, công việc đầu tiên bạn cần làm đó là vẽ cho mình một chân dung khách hàng một cách chân thực nhất.

1 – Xác định chủ đề chính của website

Đầu tiên, bạn cần phải biết website của mình tạo ra vì mục đích gì. Hiện có 3 mục đích chính, tương đương với 3 loại website chính có mặt trên thị trường hiện nay bao gồm:

  • Web bán hàng: website chuyên để bán hàng, website thương mại điện tử có số lượng sản phẩm, dịch vụ lớn
  • Web giới thiệu: website chuyên để giới thiệu về 1 hoặc một số các dòng sản phẩm, dịch vụ có mặt trên thị trường.
  • Web tin tức: website chuyên để đăng các bài tin về một chủ đề lớn nào đó, cung cấp cho người dùng các thông tin theo một chủ đề

2 – Chọn logo chủ đạo Logo chính là nhận diện của một website

Bạn sẽ cần phải có 1 logo trước, với một tông màu chủ đạo cho thương hiệu của mình.

Logo là một biểu tượng có thể cung cấp cho người tiêu dùng sự nhận biết ngay tức khắc và mạnh mẽ về thương hiệu, công việc kinh doanh cũng như sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp.

Tất cả màu sắc giao diện có trên website đều sẽ phải thiết kế theo logo này.

3 – Nhận diện khách hàng mục tiêu

5 bước khởi đầu cần thiết khi Thiết kế giao diện website

Nếu công ty bạn đã xác định diện mạo khách hàng thì bạn đã có lợi thế. Nếu không, hãy ngồi xuống cùng nhóm mình tìm hiểu xem khách hàng hiện tại của bạn là ai. Hãy trò chuyện với nhân viên bán hàng, khai thác hệ thống CRM, thảo luận với đội ngũ quản lý.

Bạn nên cụ thể: Đừng chỉ nói “những người trong ngành công nghệ thông tin tại các công ty thuộc Fortune 500.” Nó quá rộng. Ví dụ, “những nhân viên quản lý mạng lưới hoặc trợ lý luật sư” là câu trả lời cụ thể và hay hơn. Và hãy đảm bảo không bỏ sót bất cứ đối tượng khách hàng mới nào mà bạn muốn thu hút – những người mà bạn muốn bán hàng cho họ nhưng hiện không phải khách hàng của bạn. Có thể bạn cần viết nội dung dành riêng cho họ.

4 – Xây dựng sơ đồ trang web

Bạn sẽ cần lập ra một sơ đồ trang web bao gồm trang chủ, các chuyên mục, các thẻ tags, các trang thanh toán,… một cách chi tiết. Nếu có thể, hãy xây dựng qua ý tưởng viết nội dung để nhà thiết kế có thể giúp bạn biến những nội dung đó thành những tác phẩm tuyệt đẹp.

5 – Xây dựng chuỗi điều hướng người dùng

Tại bước này, bạn sẽ cần phải xác định đâu là landing page chính của mình, và đâu là những trang điều hướng người dùng đến landing page. Nếu bạn muốn trang chủ là landing page, bạn sẽ cần cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm, dịch vụ và thông tin về doanh nghiệp mình tại trang này, và thiết kế một bố cục để khách truy cập có thể chuyển đổi thành khách hàng một cách thuận tiện nhất.

Ngoài ra, các nút gợi ý người dùng tương tác như like, share, đánh giá,… bài viết cũng cần được thiết kế để người dùng có thể dễ dàng nhìn thấy và tương tác.

Nguồn:diendanseotop.edu.vn