Bạn mơ ước sở hữu công ty của riêng mình? Bạn sẽ trở thành sếp và là người lèo lái số mệnh của chính công ty mình, thậm chí có thể còn là thuyền trưởng của cả một ngành. Nó có khó không? Rất khó. Nó có thử thách không? Đương nhiên. Bạn có cần giàu có và được giáo dục tốt cùng với hồ sơ khủng không? Hoàn toàn không! Bạn có thể làm được không?

Quả cầu chiêm tinh đã nói rằng: “Tất cả đều có thể!”. Vậy làm thế nào để thực hiện được? Lập kế hoạch, kế hoạch và kế hoạch! Có một số cách đã được thử nghiệm và có hiệu quả để tập trung vào con đường khởi nghiệp thành công của bạn và hiện tại chính là lúc bắt đầu.

1. Xác định mục tiêu của bạn. Bạn muốn độc lập tài chính, để cuối cùng bán công ty cho người trả giá cao nhất? Hay bạn muốn thành lập công ty nhỏ và bền vững mà bạn thích làm việc và kiếm thu nhập ổn định ở đó? Đây là những điều cần biết rõ ngay từ lúc bắt đầu.

2. Chọn một ý tưởng. Nó có thể là sản phẩm bạn luôn muốn làm hay dịch vụ bạn cảm thấy cần thiết cho mọi người. Nó cũng có thể là cái gì đó mà khách hàng cũng không biết là họ cần có nó vì nó chưa được phát minh!

  • Sẽ hữu ích (và vui vẻ) khi rủ thêm những người thông minh và sáng tạo tham gia cùng để tìm kiếm ý tưởng sáng tạo. Hãy bắt đầu với câu hỏi đơn giản như: “Chúng ta sẽ làm gì?”. Mục đích ở đây không phải là tạo một kế hoạch kinh doanh mà là tạo các ý tưởng. Nhiều ý tưởng sẽ không hữu dụng, một vài ý tưởng thì bình thường nhưng một ít ý tưởng sẽ rất có tiềm năng.
  • Cân nhắc tài năng, kinh nghiệm và hiểu biết của bạn khi chọn ý tưởng. Nếu bạn có kiến thức đặc thù hay biệt tài, hãy thử xem xét thế mạnh này có thể được áp dụng như thế nào để đáp ứng một số nhu cầu nhất định của thị trường. Kết hợp kỹ năng và kiến thức với nhu cầu thị trường sẽ tăng tỷ lệ thành công cho một ý tưởng kinh doanh.
  • Ví dụ là bạn có thể đã làm việc cho một công ty thiết bị điện tử trong nhiều năm, và bạn nhận thấy cộng đồng nơi bạn ở có nhu cầu đặc biệt đối với một mặt hàng điện tử nào đó. Bạn từ đó có thể kết hợp kinh nghiệm của mình với nhu cầu thị trường này để thu hút khách hàng.

3. Nghĩ ra một cái tên. Bạn có thể làm điều này trước khi bạn có ý tưởng kinh doanh và nếu tên hay, nó có thể giúp bạn xác định ý tưởng kinh doanh. Khi kế hoạch của bạn phát triển và bắt đầu định hình, cái tên hoàn hảo có thể đến với bạn sau, nhưng đừng để điều đó cản trở bạn trong giai đoạn đầu. Tạo ra một cái tên mà bạn có thể sử dụng tạm thời và đừng ngần ngại thay đổi nó sau này.

  • Luôn luôn kiểm tra xem tên bạn dự định có đang được sử dụng bởi một người khác trước khi lựa chọn. Cố gắng tạo ra một cái tên đơn giản và dễ nhớ.
  • Ví dụ điển hình là tên thương hiệu nổi tiếng “Apple”. Những tên như vậy không chỉ đơn giản, dễ phát âm mà còn dễ nhớ và lưu lại trong tâm chí người tiêu dùng.

4. Xác định đội hình của mình. Bạn sẽ làm một mình hay sẽ rủ một hoặc hai người bạn tham gia cùng? Việc làm cùng nhau mang lại rất nhiều hiệp lực vì mọi người thường trao đổi ý kiến với nhau. Hai người có thể cùng nhau hiệp lực thu được kết quả tốt hơn tổng kết quả của hai người cộng lại.

  • Hãy nghĩ về những hình mẫu thành công trong lịch sử như: John Lennon và Paul McCartney; Bill Gates và Paul Allen; Steve Jobs và Steve Wozniak; và Larry Page và Sergey Brin. Trong mọi trường hợp, sự hợp tác mang lại kết quả tốt nhất cho cả hai bên và tất cả họ đều trở thành tỷ phú. Liệu sự hợp tác chung đó có đảm bảo trở thành tỷ phú không? Không, nhưng nó chắc chắn không gây tổn hại gì!
  • Suy nghĩ về điểm yếu của bản thân hoặc những lĩnh vực mà bạn không có nhiều kiến thức. Tìm kiếm đối tác phù hợp với tính cách của bạn, những người có thể bù khuyết thiếu sót về kiến thức hoặc kỹ năng của bạn sẽ là một cách tuyệt vời để đảm bảo doanh nghiệp có những nguồn lực cần thiết để thành công.

5. Lựa chọn thông minh. Khi lựa chọn người đồng hành, hãy cẩn thận. Kể cả với bạn bè thân nhất của bạn, một người bạn tốt nhất không có nghĩa sẽ là một người mà bạn có thể hợp tác tốt trong kinh doanh. Hãy bắt đầu với một người đáng tin. Những yếu tố cần suy nghĩ kỹ khi chọn lựa đối tác và hợp tác là:

  • Người này có bổ sung điểm yếu của bạn không? Hay cả hai đều có kỹ năng giống hệt nhau? Nếu câu trả lời thứ hai là có, thì hãy suy nghĩ kỹ vì bạn sẽ có rất nhiều đầu bếp nấu cùng một món nhưng những món khác thì chẳng ai làm được.
  • Bạn có hay nhìn bao quát vấn đề không? Những tranh luận về chi tiết nên được đưa ra và chúng đóng vai trò quan trọng để làm việc hiệu quả. Nhưng không nhìn thấy tổng quan của vấn đề, mục đích chính của công ty bạn có thể đi chệch hướng mà không thể sửa chữa được. Hãy chắc rằng các thành viên cũng quan tâm đến mục đích nhiều như bạn.
  • Nếu phỏng vấn người khác, hãy tìm hiểu cách nhận ra tài năng của ứng viên đằng sau bằng cấp, chứng chỉ hoặc không có gì cả. Tài năng thiên bẩm của mỗi người có thể khác với cái từ giáo dục truyền thống mà họ đạt được (hoặc không đạt được) và việc tìm kiếm “người làm việc ăn ý ngay từ đầu” và những tài năng tiềm ẩn cũng như chứng nhận bằng cấp đều rất quan trọng.

Sưu tầm

jun88