Quảng cáo hiển thị là gì?

Quảng cáo hiển thị Google Display Network (gọi tắt GDN) là một sự lựa chọn mà hầu như những nhà quảng cáo chuyên nghiệp đều không bỏ qua.

Ngoài mục tiêu tăng độ nhận diện trên diện rộng cho các doanh nghiệp lớn, nó còn có tác dụng mà rất nhiều người sử dụng, đó là bám đuôi khách hàng (Retargeting)

Khi khách hàng vào trang web của bạn 1 lần, họ đi đâu cũng đều thấy bạn. (Tuy nhiên với 1 mức độ vừa phải).

Định dạng hiển thị của quảng cáo GDN

#1. Định dạng quảng cáo GDN

GDN có 3 kiểu định dạng chính là Text, Video và Ảnh.

1. Định dạng Text: Dành cho những người không có hình ảnh nhưng vẫn muốn tạo quảng cáo GDN. Hình thức này mình khuyên các bạn không nên sử dụng, do khó đạt được hiệu quả.

2. Định dạng Video: Hình thức quảng cáo GDN này rất ít người dùng vì không phổ biến và hiệu quả không cao. Hơn nữa lại có thêm loại hình quảng cáo Video khác nổi trội hơn là Youtube Ads

3. Định dạng Ảnh: Đây là lại quảng cáo GDN phổ biến nhất. Có thể chia làm nhiều kiểu thể thoại khác nhau như ảnh tĩnh, ảnh GIF hay Banner đủ bộ, Quảng cáo đáp ứng nhanh…

#2. Không gian hiển thị của Google Display Network

Bạn có thể tạo những quảng cáo như thế này dễ dàng. như ví dụ của mình đã triễn khai sau:

Nhược điểm của quảng cáo mạng hiển thị google GDN

  • Hiển thị quảng cáo random sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp,….
  •  Phụ thuộc vào website quảng cáo bởi vì mỗi website sẽ xuất hiện vị trí  quảng cáo khác nhau  trên google.

Tuy nhiên 2 nhược điểm thực sự ảnh hưởng không quá lớn đến quá trình quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp vì nó có độ phủ sóng cực lớn lên trên thế giới.

HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC THIẾT LẬP QUẢNG CÁO HIỂN THỊ

B1: Tạo chiến dịch quảng cáo hiển thị

Chọn “chiến dịch mới”

Chọn Lưu lượng truy cập web

Chọn loại chiến dịch Hiển thị

Nhập địa chỉ web chính xác

Bấm “Tiếp tục”

B2 Thiết lập chiến dịch

Đặt tên chiến dịch

Chọn địa điểm quảng cáo sẽ hiển thị

Đặt ngân sách giá thầu mỗi ngày sẽ chi tiêu.

Chọn mục tiêu “Hiển thị có thể xem

  • Giá mỗi nghìn lần hiển thị (CPM): Với chiến lược giá thầu này, bạn sẽ thanh toán dựa trên số lần hiển thị (số lần quảng cáo của bạn được hiển thị) mà bạn nhận được trên YouTube hoặc Mạng hiển thị của Google.

Tùy chọn lịch quảng cáo sẽ hiển thị

B3 Tạo nhóm quảng cáo

Đặt tên nhóm quảng cáo

Chọn đối tượng quảng cáo sẽ tiếp cận Gồm :

  • Liên quan sở thích
  • Liên quan nhân khẩu học

Nhập giá thầu nhóm quảng cáo

B4 Tạo quảng cáo cho nhóm

Tạo quảng cáo

  • bấm dấu cộng của quảng cáo
  • Chọn quảng cáo hiển thị hình ảnh đáp ứng

Chọn “Hình ảnh và biểu trưng

Đưa hình ảnh vào hệ thống kiểm tra trước khi google xét duyệt

Lưu ý quan trọng:

  • Hình ảnh phải có tên Doanh nghiệp
  • logo doanh nghiệp
  • thì đạt yêu cầu xác thực bản quyền sở hữu nhé!

Bạn hoàn thiện nội dung của quảng cáo, và xem kết quả ở cột bên phải demo (tối đa 5 dòng)

  • Nhập dòng tiêu đề
  • Dòng tiêu đề dài
  • Mô tả

Xem google đánh giá độ mạnh của quảng cáo càng cao càng tốt ở góc trên bên phải màn hình

Sau khi hoàn thiện hình ảnh và nội dung

Bấm nút “Lưu phiên bản

Lúc này chiến dịch của bạn đã sẵn sàng nhé! :D

VIDEO HƯỚNG DẪN

Kết luận

Giờ đây, chắc hẳn bạn đã nắm rõ bí quyết làm sao để có được một chiến dịch chạy Display Advertising thành công: Trải nghiệm những điều mới mẻ. Trong một thị trường luôn có sự điều chỉnh từng ngày, hành vi của khách hàng liên tục thay đổi. Bạn cần giống như những giọt nước, biến chuyển và linh hoạt từng ngày để bắt kịp xu thế của thị trường. Nhưng, bạn cần phải biết con đường đúng đắn để bước đi. Nếu không, bạn sẽ dễ dàng bị lạc lối, và dần chán nản trước mê cung ma trận thị trường đang bủa vây ngoài kia.

Tổng kết lại, hãy nhớ lấy phương châm sống còn khi triển khai một chiến dịch Display Marketing:

Trải nghiệm mới > Tối ưu chúng > Lặp lại.