PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP

Pháp lý có thể được coi như khung hoạt động của doanh nghiệp. Từ khi hình thành đến lúc phát triển, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều phải tuân theo pháp luật. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất, doanh nghiệp không thể tránh được các vấn đề phát sinh liên quan đến pháp lý như hồ sơ thành lập, thủ tục thay đổi, chứng chỉ hay giấy phép con, các hợp đồng mua bán…. Để doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật, hạn chế được những tranh chấp liên quan đến pháp lý doanh nghiệp cần chủ động biết, hiểu và làm đúng luật ngày từ những bước đi đầu tiên.

CHUẨN BỊ THÀNH LẬP CÔNG TY

Theo Luật: Có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến, Nam Việt Luật sẽ phân biệt biệt cơ bản những loại hình doanh nghiệp qua đó bạn xác định rõ mình phù hợp với loại hình doanh nghiệp nào để có thể chuẩn bị khi thành lập công ty.

1. Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp này được định nghĩa là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân của mình. Tham khảo: Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

2. Công ty TNHH Một Thành Viên: Đây là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Tham khảo: Thủ tục thành lập công ty TNHH Một Thành Viên

3. Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên: Loại hình doanh nghiệp từ 2 đến 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Tham khảo: Thủ tục thành lập Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên

4. Công ty Cổ Phần: Loại hình doanh ngiệp từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), công ty cổ phần không hạn chế tối đa số lượng cổ đông, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Tham khảo: Thủ tục thành lập công ty cổ phần

5. Công ty Hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Chịu trách nhiệm vô hạn hay hữu hạn là khác nhau cơ bản nhất về trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp giữa loại hình Doanh nghiệp tư nhân và các loại hình doanh nghiệp còn lại, do vậy các bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh.

HỒ SƠ CHUẨN BỊ

Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

1. Giấy tờ tùy thân

CMND/Hộ chiếu của thành viên công ty (sao công chứng không quá 3 tháng), CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực không quá 15 năm.

2. Hồ sơ đăng ký

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ Công ty.

– Danh sách chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề cần chứng chỉ)

– Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH 2TV, Cổ phần).

QUY TRÌNH DN HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU

Thủ Tục Thành Lập Sau Công ty
1. Tiến hành khai thuế ban đầu
2. Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử
3. Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài
( Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm, và mức thu phân theo bậc.
4. Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế Giá Trị Gia Tăng
5. Làm thủ tục mua, đặt in hóa đơn
6. Dán hoặc treo mẫu hóa đơn liên 2 tại trụ sở công ty
7. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

LẬP DỰ BÁO BÁN HÀNG

DỰ BÁO DÒNG TIỀN

BÁO CÁO LÃI LỖ

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

CÁCH TÍNH ĐIỂM HÒA VỐN

SỬ DỤNG HỆ SỐ

LẬP SỔ SÁCH KẾ TOÁN

TỔNG HỢP BẢNG TÀI CHÍNH

KẾT LUẬN