Từ ngữ đứng đầu những từ được chú ý nhiều nhất những năm gần đây là “bí quyết”.

“Tôi có bí quyết này muốn nói với bạn”, “Bí quyết của … đã bị tiết lộ”, “Bí quyết có thể giúp bạn thành công/kiếm được nhiều tiền hơn/có một cuộc sống tốt đẹp hơn…”, v.v.. và m..m…

Tại sao mọi người lại thích nghe bí quyết đến thế?

Bởi vì trong thời đại ngày nay, tất cả chúng ta đều sống với một cảm giác là có điều gì đó mà chúng ta cần biết nhưng vẫn chưa biết được.

Có những lĩnh vực nhất định mà chúng ta cảm thấy chắc chắn, tự tin, chuyên nghiệp, và có vẻ như ta biết mọi bí quyết về nó. Nhưng cũng có những lĩnh vực mà chúng ta luôn cảm thấy mình cần được nghe ai đó chia sẻ bí quyết.

Hình ảnh có liên quan

Ví dụ, trong một mối quan hệ lãng mạn: “Quan hệ tình cảm của tôi nhìn chung cũng khá tốt. Nhưng có một cặp đôi nọ mà chúng tôi vẫn thỉnh thoảng gặp, họ đã ở bên nhau 20 năm, và vẫn tay trong tay như thể mới bên nhau ngày đầu. Bí quyết của họ là gì?”.

Hoặc, một người quản lý bán hàng nói: “Về cơ bản, tôi quản lý thời gian của mình rất tốt, tôi rất tập trung và làm việc hiệu quả, nhưng người phụ nữ ngồi cạnh tôi trong văn phòng cô ấy hoàn thành nhiều nhiệm vụ hơn tôi trong khoảng thời gian ngắn hơn tôi. Làm thế nào cô ấy làm được như thế? Bí quyết của cô ấy là gì?”.

Hoặc trong kinh doanh và tài chính: “Tôi kiếm được tiền, thậm chí là nhiều tiền, nhưng anh chàng nọ còn có thể kiếm nhiều hơn tôi. Trông anh ta lúc nào cũng vui vẻ và mọi thứ đến với anh ta có vẻ rất dễ dàng trong kinh doanh. Làm thế nào anh ta thu được nhiều kết quả như vậy mà hầu như chẳng cản chút nỗ lực nào? Bí quyết của anh ta là gì?”.

Hầu như sẽ chẳng có ai có loại suy nghĩ phát sinh này: cuộc sống của tôi thật hoàn hảo và không có bất kỳ lĩnh vực nào mà tôi cần phải trau dồi thêm nữa.

Nếu có bất kỳ ai nghĩ mình hoàn hảo, thì trong thời đại marketing được định hướng số hóa và đầy cạnh tranh này, họ cũng sẽ nhận được vô vàn những thông điệp, nhìn thấy vô vàn những bài viết và quảng cáo về những thứ họ chưa làm chủ được, những nơi họ chưa từng đến và những thứ họ chưa từng đạt được.

Chúng ta luôn muốn có “nhiều hơn”. Nhân tiện, “nhiều hơn” chính là từ đứng thứ hai trong danh sách những từ được chú ý nhiều nhất, ngay sau “bí quyết”. Tuy nhiên, để có “nhiều hơn” chúng ta cần biết được những “bí quyết” cần thiết.

Bạn muốn mọi người lắng nghe bạn nhiều hơn? Bạn muốn người khác mua nhiều hàng hóa của bạn hơn? Vậy thì hãy chia sẻ, hãy tiết lộ bí quyết của bạn cho họ.

Tôi chủ tâm dùng từ “tiết lộ” thay vì “giảng giải”, vì “tiết lộ” một trong những từ nằm trong danh sách kia) có thể ngay lập tức liên kết với “bí quyết”, trong khi “giảng giải” lại có khuynh hướng liên kết với trường học (và có ai trong chúng ta lại muốn quay về trường và ngồi trong lớp lần nữa chứ?.

Hãy nói với họ điều gì đó thuộc lĩnh vực sở trường của bạn mà họ chưa biết. Hãy nêu bật những lợi ích mà họ sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, và giải thích làm thế nào mà thông qua hợp tác với bạn, họ sẽ nhận được “nhiều hơn” – cải thiện cuộc sống của họ, cái thiện thu nhập của họ, để thu được những điều tốt nhất từ bản thân và nhân viên của mình…

jun88