Giới thiệu về đấu giá quảng cáo

Facebook sử dụng hoạt động đấu giá quảng cáo để xác định quảng cáo phù hợp nhất nhằm hiển thị cho một cá nhân vào thời điểm nhất định. Quảng cáo chiến thắng mang về kết quả tối đa cho mọi người và cả doanh nghiệp. Khi hiểu về hoạt động đấu giá quảng cáo, bạn có thể nắm được hiệu quả quảng cáo của mình.

Khi nào diễn ra đấu giá quảng cáo?

Mỗi khi có cơ hội hiển thị quảng cáo cho một người, cuộc đấu giá quảng cáo sẽ diễn ra để xác định xem nên hiển thị quảng cáo nào với người đó. Có hàng tỷ cuộc đấu giá diễn ra mỗi ngày trên nhóm ứng dụng của Facebook.

Ai cạnh tranh trong mỗi cuộc đấu giá?

Khi tạo quảng cáo, các nhà quảng cáo cho Facebook biết họ muốn hiển thị quảng cáo cho ai bằng cách xác định đối tượng mục tiêu. Một người có thể nằm trong nhiều đối tượng mục tiêu.

Ví dụ:

một nhà quảng cáo nhắm mục tiêu vào phụ nữ thích trượt tuyết, trong khi một nhà quảng cáo khác nhắm mục tiêu vào tất cả những người trượt tuyết sống ở California. Một người (ở đây là người phụ nữ trượt tuyết sống tại California) có thể nằm trong đối tượng mục tiêu của cả hai nhà quảng cáo.

Khi có cơ hội hiển thị quảng cáo cho một người, người đó thuộc đối tượng mục tiêu của quảng cáo nào thì quảng cáo đó đủ điều kiện tham gia đấu giá.

Quảng cáo Facebook

Làm cách nào để xác định quảng cáo chiến thắng trong cuộc đấu giá?

Để đảm bảo quảng cáo chiến thắng sẽ tối đa hóa giá trị cho mọi người và cả doanh nghiệp, quảng cáo chiến thắng trong cuộc đấu giá là quảng cáo có tổng giá trị cao nhất. Tổng giá trị này là kết hợp của 3 yếu tố chính:

Giá thầu

  • Giá thầu mà nhà quảng cáo đặt cho quảng cáo đó (nói cách khác chính là số tiền mà nhà quảng cáo sẵn sàng chi trả để đạt được kết quả mong muốn). Có nhiều cách để quản lý giá thầu của bạn trong cuộc đấu giá quảng cáo. Để tìm hiểu thêm, hãy xem Giới thiệu về chiến lược giá thầu.

Ví dụ:

Bạn hình dung thế này cho dễ hiểu.

Facebook chỉ còn dư 3 vị trí hiển thị quảng cáo, nhưng lại có tới 4 anh muốn tham gia vào để giành giật hiển thị quảng cáo của mình.

Lúc này, một cuộc đấu giá sẽ diễn ra.

  • Anh A đấu giá 3$.
  • Anh B đấu giá 5$.
  • Anh C đấu giá 5$.
  • Anh D đấu giá 11$.

Vậy lúc này, quảng cáo Facebook sẽ phân phối thế nào dựa vào đấu giá của 4 anh đó ?

Trong trường hợp này, anh A có khả năng cao nhất là sẽ bị out sớm khỏi cuộc đấu giá và sẽ nhận được rất ít lượt tiếp cận với khách hàng.

B và C sẽ nhận được lượng tiếp cận khách hàng tương đối chấp nhận được với mức chi phí dao động đâu đó từ 3,1$ cho đến 5$.

Anh D sẽ là người nhận được lượng tiếp cận khách hàng tốt nhất (chỉ là trong phiên đấu giá này thôi), và chi phí sẽ chỉ nhỉnh hơn B và C một chút, sẽ dao động đâu đó tầm 3,5$ cho đến 5,1$.

Có 2 yếu tố chỗ này bạn cần phải để tâm:

  • Nếu bđặt giá thầu quá thấp, có thể chiến dịch quảng cáo Facebook của bạn sẽ không đạt được mong muốn của bạn như lượng tiếp cận, tương tác, hay số lượng đơn hàng thanh toán online. Tiền nào của nấy ông bà xưa nói không sai.
  • Bạn đừng lo việc mình đặt giá thầu quá cao, bạn có thể thấy trong ví dụ bên trên. Anh D đặt giá thầu cao ngất ngưỡng nhưng Facebook s luôn cố gng tưu để anh D tr mc giá thấp nht và chiến thng trong phiên đấu giá.
Đặt giá thầu trong Quảng cáo Facebook

Tỷ lệ hành động ước tính:

  • Facebook sẽ định hình khách hàng tiềm năng của bạn và ước lượng xem người này có tương tác tốt với quảng cáo của bạn hay không.

Ví dụ

Khi bạn chạy quảng cáo với mục tiêu Tăng tương tác cho bài viết quảng cáo, với sản phẩm là áo thun nam.

Thì Facebook sẽ lục tìm lại trong những hành vi trước đó của tệp khách hàng mà bạn target, người nào có thói quen tương tác nhiều với những bài viết quảng cáo về áo thun nam.

Facebook sẽ cho quảng cáo của bạn hiển thị đến những người đó thử, lúc này sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

  • Khách hàng ít tương tác với qung cáo Facebook của bn, mặc dù khách này thường xuyên tương tác với những bài post quảng cáo về áo thun nam => Facebook hiểu là quảng cáo của bạn đang không có nội dung tốt, có vấn đề về target khách hàng, ….
  • Khách hàng tương tác tt vi bài viết qung cáo Facebook ca bạn, Facebook hiểu bạn đang đi đúng hướng và cung cấp cho người dùng thông tin quảng cáo hữu ích.

Lại quay về bài toán ban đầu cần phải làm tốt, chính là NỘI DUNG quảng cáo của bạn phải thu hút, rồi mới tính tiếp các yếu tố phía sau.

3. Chất lượng quảng cáo:

  • Đo lường chất lượng quảng cáo thông qua nhiều nguồn, trong đó có ý kiến phản hồi của người xem hoặc ẩn quảng cáo, các bài đánh giá về thuộc tính chất lượng thấp trong quảng cáo, như che giấu thông tin, ngôn ngữ giật gân và thủ thuật câu tương tác.

Giải thích thêm:

Điều gì quyết định điểm chất lượng của chiến dịch quảng cáo Facebook ?

Facebook họ đo lường dựa vào 2 hành động chính của khách hàng:

  • Mức độ tương tác tích cực (like, chia sẻ, bình luận, thả tim,…)
  • Mức độ tương tác tiêu cực (chủ động ẩn bài quảng cáo, hoặc báo cáo vi phạm quảng cáo,…)

Tương tác tích cực thì bạn dễ hiểu rồi.

Còn tương tác tiêu cực thì Facebook sẽ làm giảm tiếp cận bài viết quảng cáo của bạn.

Người dùng khi họ cảm thấy quảng cáo của bạn làm phiền đến họ. Họ có thể nhấn Ẩn quảng cáo hoặc Báo cáo quảng cáo.

Việc này sẽ cho Facebook hiểu: À quảng cáo mà bạn đang chạy không liên quan đến nhu cầu sở thích của khách hàng => Giảm điểm liên quan.

Và ngược lại, quảng cáo của bạn nhận được nhiều tương tác phản hồi tốt từ khách hàng thì kiểu gì điểm chất lượng lại không cao.

xu hướng Facebook Marketing

Tỷ lệ hành động ước tính và chất lượng quảng cáo kết hợp lại để đo lường mức độ phù hợp của quảng cáo.

Trong thực tế, Facebook trợ cấp cho các quảng cáo phù hợp trong cuộc đấu giá, do đó các quảng cáo phù hợp hơn thường có giá thấp hơn và thấy nhiều kết quả hơn. Nói cách khác, quảng cáo phù hợp với một người có thể thắng cuộc đấu giá so với các quảng cáo có giá thầu cao hơn. Hãy sử dụng dữ liệu chẩn đoán mức độ phù hợp của quảng cáo để chẩn đoán xem quảng cáo đã chạy có phù hợp với đối tượng bạn tiếp cận hay không.

Cách sử dụng dữ liệu chẩn đoán mức độ phù hợp của quảng cáo

Mức độ phù hợp cao tương quan với hiệu quả cao, nhưng không phải lúc nào đó cũng là lý do cho hiệu quả cao. Do đó, hãy sử dụng dữ liệu chẩn đoán mức độ phù hợp của quảng cáo để chẩn đoán những quảng cáo kém hiệu quả, chứ không phải để tối ưu hóa những quảng cáo đã đạt được mục tiêu quảng cáo của bạn. Bạn không nên đặt mục tiêu chính là đạt xếp hạng cao về dữ liệu chẩn đoán mức độ phù hợp của quảng cáo. Dữ liệu này cũng không đảm bảo là kết quả sẽ tăng lên.

Khi quảng cáo không đạt được mục tiêu quảng cáo

Khi chẩn đoán một quảng cáo không đạt được mục tiêu quảng cáo, bạn hãy xem xét dữ liệu chẩn đoán mức độ phù hợp của quảng cáo để xác định xem việc điều chỉnh tài sản nội dung, trải nghiệm sau khi nhấp hay tiêu chí nhắm mục tiêu đối tượng có thể cải thiện hiệu quả như thế nào. So với việc xem từng dữ liệu chẩn đoán, bạn sẽ nắm được nhiều thông tin chi tiết hơn khi xem dữ liệu chẩn đoán tổng thể. Biểu đồ dưới đây có thể giúp diễn giải sự kết hợp nhất định giữa các dữ liệu chẩn đoán mức độ phù hợp của quảng cáo.

Dữ liệu chẩn đoán mức độ phù hợp của quảng cáo Vấn đề Đề xuất
Xếp hạng chất lượng Xếp hạng tỷ lệ tương tác Xếp hạng tỷ lệ chuyển đổi
Trung bình hoặc trên trung bình Trung bình hoặc trên trung bình Trung bình hoặc trên trung bình Bạn đã hoàn tất! Tối ưu hóa cho mục tiêu quảng cáo của bạn.
Dưới trung bình Quảng cáo bị coi là có chất lượng thấp. Cải thiện chất lượng của tài sản nội dung hoặc nhắm mục tiêu đối tượng có nhiều khả năng sẽ coi quảng cáo là có chất lượng cao. Tránh dùng các thuộc tính có chất lượng thấp trong nội dung.
Trung bình hoặc trên trung bình Trung bình hoặc trên trung bình Dưới trung bình Quảng cáo không tạo ra lượt chuyển đổi. Cải thiện nút kêu gọi hành động của quảng cáo hoặc trải nghiệm sau khi nhấp, hoặc nhắm mục tiêu đối tượng có ý định rõ ràng hơn. Một số sản phẩm và dịch vụ thường thể hiện tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn so với các sản phẩm và dịch vụ khác. Nếu tỷ lệ chuyển đổi đáp ứng kỳ vọng của bạn, thì bạn không cần điều chỉnh quảng cáo.
Trung bình hoặc trên trung bình Dưới trung bình Trung bình hoặc trên trung bình Quảng cáo này không gây hứng thú. Cải thiện mức độ phù hợp của quảng cáo cho đối tượng của bạn (ví dụ: tạo quảng cáo hấp dẫn, thú vị hoặc bắt mắt hơn) hoặc nhắm mục tiêu đối tượng có nhiều khả năng sẽ tương tác với quảng cáo này hơn.
Dưới trung bình Trung bình hoặc trên trung bình Trung bình hoặc trên trung bình Quảng cáo bị coi là có chất lượng thấp. Cải thiện chất lượng của tài sản nội dung hoặc nhắm mục tiêu đối tượng có nhiều khả năng sẽ coi quảng cáo là có chất lượng cao. Tránh dùng các thuộc tính có chất lượng thấp trong nội dung.
Trung bình hoặc trên trung bình Dưới trung bình Dưới trung bình Quảng cáo không gây hứng thú hoặc không tạo ra lượt chuyển đổi. Vừa cải thiện mức độ phù hợp của quảng cáo cho đối tượng của bạn (ví dụ: tạo quảng cáo hấp dẫn, thú vị hoặc bắt mắt hơn), vừa cải thiện nút kêu gọi hành động của quảng cáo hoặc trải nghiệm sau khi nhấp. Nếu không, bạn có thể nhắm mục tiêu đến đối tượng có khả năng tương tác với quảng cáo và chuyển đổi từ quảng cáo cao hơn.
Dưới trung bình Dưới trung bình Trung bình hoặc trên trung bình Quảng cáo này được coi là có chất lượng thấp và không gây hứng thú. Cải thiện chất lượng của tài sản nội dung, đồng thời làm cho quảng cáo phù hợp hơn với đối tượng của bạn (ví dụ: tạo quảng cáo hấp dẫn, thú vị hoặc bắt mắt hơn). Ngoài ra, bạn có thể nhắm mục tiêu đối tượng có nhiều khả năng sẽ coi quảng cáo là có chất lượng cao và phù hợp. Tránh dùng các thuộc tính có chất lượng thấp trong nội dung.
Dưới trung bình Trung bình hoặc trên trung bình Dưới trung bình Quảng cáo này mang tính câu view hoặc gây tranh cãi. Điều chỉnh quảng cáo để thể hiện rõ hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang quảng cáo. Một số sản phẩm và dịch vụ thường thể hiện tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn so với các sản phẩm và dịch vụ khác. Tránh dùng các thuộc tính có chất lượng thấp trong nội dung.
Dưới trung bình Dưới trung bình Dưới trung bình Cần cải thiện toàn diện. Cố gắng thử nghiệm nhiều chiến lược nhắm mục tiêu, nội dung, mục tiêu tối ưu hóa, trải nghiệm sau khi nhấp, v.v.

Việc chuyển từ xếp hạng thấp lên xếp hạng trung bình có nhiều tác động hơn so với việc chuyển từ xếp hạng trung bình lên xếp hạng trên trung bình. Do đó, hãy tập trung cải thiện xếp hạng thấp thay vì cải thiện xếp hạng trung bình.

Thay vì tìm kiếm nội dung hay cách nhắm mục tiêu lý tưởng, hãy tìm kiếm đối tượng phù hợp và lý tưởng cho nội dung/cách nhắm mục tiêu đó. Nội dung lý tưởng cho một đối tượng có thể không phải là nội dung lý tưởng cho một đối tượng khác. Bạn cũng có thể nhắm mục tiêu rộng và dựa vào hệ thống phân phối của chúng tôi nhằm tìm những người phù hợp nhất để hiển thị quảng cáo.

Khi quảng cáo đạt được mục tiêu quảng cáo của bạn

Nếu quảng cáo đã đạt được mục tiêu quảng cáo, thì bạn có thể không cần xem lại dữ liệu chẩn đoán mức độ phù hợp của quảng cáo. Đôi khi, quảng cáo hiệu quả cao có xếp hạng trung bình theo dữ liệu chẩn đoán mức độ phù hợp của quảng cáo và điều đó là bình thường. Hãy tối ưu hóa cho mục tiêu quảng cáo, chứ không phải cho xếp hạng chất lượng, xếp hạng tỷ lệ tương tác hay xếp hạng tỷ lệ chuyển đổi.