1. Google Analytics là gì?

Google Analytics là một dịch vụ miễn phí cung cấp bởi Google nhằm đánh giá hiệu quả của các hoạt động Online Marketing (bao gồm SEO và các hoạt động marketing khác)

Tất cả mọi người đều có thể sử dụng dịch vụ này

Trang chủ: http://www.google.com/analytics/

Google Analytics cung cấp cho người sử dụng các dữ liệu về traffic, nguồn traffic, các dữ liệu nhân khẩu học, hành vi của người tiêu dùng trên website…

Google Analytics có thể tích hợp với nhiều sản phẩm khác của Google như Google Adwords, Google Adsense, Google Webmaster Tools…

Các tính năng chính của Google Analytics gồm có (rất nhiều):

  • Tùy chỉnh Dashboard để xem những dữ liệu cần thiết
  • Sử dụng Advanced Segment để theo dõi các chiến dịch cụ thể
  • Xem dữ liệu  nhân khẩu học (Demographic) của nguồn traffic: Nhóm tuổi, địa điểm, chủ đề ưa thích…
  • Xem khách hàng tìm kiếm gì trên website
  • Hình ảnh hóa các nội dung được ưa thích nhất
  • Funnel Visualization: Người sử dụng thường rời bỏ shopping cart tại bước nào
  • Theo dõi doanh thu của các sản phẩm
  • Theo dõi hành vi người sử dụng (Multi-Channel Funnels)
  • Tạo các mô hình so sánh mức độ tham gia của các kênh marketing (Model Comparision)

Mặc dù có rất nhiều đối thủ, song, vì các lợi ích đồ sộ mà Google Analytics mang lại, đồng thời lại cung cấp miễn phí nên Google Analytics là công cụ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới

Theo dữ liệu tính đến ngày 9/7/2014, hiện đang có 26.477.082 website đang cài đặt Google Analytics (Nguồn: Builtwith)

Rất nhiều website của các tập đoàn lớn như Puma, Nissan, BuildDirect… đang sử dụng Google Analytics

Quan trọng hơn cả, Google Analytics rất dễ sử dụng ?

Bạn đã biết Google Analytics là gì rồi chứ?

Nếu là người mới toanh, bạn có thể bắt đầu cài đặt Google Analytics với hướng dẫn cực kì chi tiết ngay trong Blog này

Còn nếu bạn đã biết sử dụng Google Analytics ở mức cơ bản thì hãy đọc tiếp để hiểu sâu sắc hơn nhé ?

2. Hệ thống cấp bậc trong Google Analytics (Hierarchy)

Một tài khoản Analytics sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé sẽ là: Account –> Property –> View

Với mỗi một email bạn dùng để đăng kí sẽ có nhiều Account, mỗi Account quản lí các nhóm Property. Dưới mỗi Property sẽ có các View khác nhau.

Tham khảo: Cài đặt Google Analytics toàn tập

Tất cả chúng đều được hiển thị ở phần Home

Hierarchy of Google Analytics | Nguyễn Cao Minh

 

Nếu bạn tinh ý thì sẽ thấy rằng Google Analytics của mình có tận 3 bản View: All Web Site Data, Master View và Test View

Q: Tại sao lại có tận 3 bản View thế kia?
A: Google khuyến cáo mỗi Properties Analytics nên có ít nhất 3 bản View:

  1. All Web Site Data: Bản View mặc định khi tạo tài khoản. Chúng ta không nêncan thiệp bất cứ điều gì ở bản View này nhằm mục đích có được dữ liệu nguyên bản (Raw data). Tránh trường hợp nhỡ chỉnh sửa gì có sai sót thì còn có bản View này để khôi phục dữ liệu.
  2. Bản Master View: Bao gồm các DashboardSegmentCustom Report đã được tinh chỉnh. Rõ ràng chúng ta chỉ thường xem xét các chỉ số cần thiết nhất. Bản View này giúp ta truy cập được các số liệu được nhanh chóng và thuận tiện
  3. Test View: Là bản View để chúng ta tha hồ thử nghiệm và áp dụng các kiến thức đọc được trên mạng. Giả sử bạn muốn áp dụng một số bộ lọc như “Bỏ tất cả IP nội bộ của công ty”, hoặc “Loại bỏ một trang referral”, hoặc “Không đo traffic đến từ HitLeap.com/Addmefast.com” mà chưa biết được kết quả (hậu quả) nó mang lại như thế nào thì hãy áp dụng vào bản Test View này.

Và chắc chắn, bạn sẽ thắc mắc…

Q: Tạo bản View mới như thế nào?
A: Mục Admin (cùng hàng với nút Home) cho phép chúng ta quản lý được các yếu tố trong Account, Property và View level.Để tạo bản View mới, bạn vào Admin –> View –> Create New View.

 

Để nhanh chóng và thuận lợi về sau, bạn nên cài đặt hoàn chỉnh cho một bản View,(khuyến nghị là bản All Web Site Data) sau đó copy bản View hoàn chỉnh thành nhiều bản View khác.

Bản View hoàn chỉnh này dùng để lưu trữ dữ liệu gốc và chúng ta sẽ không cần đụng đến nó nữa. Các thay đổi hay thử nghiệm thì sẽ thực hiện trên các bản View copy.

Đối với website này, mình để bản All Website Data là bản View gốc (Raw Material), không dùng bất cứ một bộ lọc nào.

Đương nhiên là bản All Website Data này đã được cài đặt Goal và bật các tùy chọn tracking nâng cao như Site search tracking, Demographic, Enhanced In-page Analytics, liên kết với tài khoản Adwords và Webmaster Tools.

Đọc bài này để biết cách làm tất cả những thứ mình vừa nói: Cài đặt Google Analytics

Hai bản Master View và Test View là 2 bản copy của All Website Data. Nên tất cả những cài đặt kể trên đều được giữ nguyên.

Tuy vậy, mỗi bản có những bộ lọc, Advanced Segment riêng biệt, phụ thuộc vào mục đích và các thử nghiệm mình đang phát triển.

Việc Copy View có lợi thế là nhanh chóng (chỉ việc copy bản View cũ rồi rename), giúp bảo toàn các Goal Set và các cài đặt nâng cao (Site Search Tracking, Demographic Setting, In-Page Analytics) mà bạn đã đặt cho bản View gốc.

Nếu bạn tạo View mới, bạn sẽ phải cài đặt lại Goal (và nhiều thứ khác) lại từ đầu.

 

Để copy một bản View, bạn vào mục View Setting của bản View muốn copy, sau đó kéo xuống dưới cùng tay bên phải, nhấn Copy View rồi đặt tên cho bản View mới. (Xem hình trên)

3. Quy trình hoạt động của Google Analytics

Từ lúc thu thập dữ liệu cho đến khi xuất ra báo cáo, Google Analytics trải qua 4 công đoạn:

Data Collection –> Configuration –> Processing –> Reporting
  • Data Collection: Khi một người truy cập vào trang web của bạn, tất cả thông tin của họ được Google thu thập bằng một đoạn mã Java Script. Thông tin của họ được khai thác từ Cookie. Cookie lưu trữ các dữ liệu như họ từ đâu đến (vùng miền, ngôn ngữ), giới tính, dùng trình duyệt gì, độ phân giải màn hình bao nhiêu…Mỗi khi họ thực hiện một hành động trên website của bạn, đoạn code đó cũng ghi lại và gửi lên server của Google (gọi là một hit).
  • Configuration: Bạn có thể tưởng tượng được một lượng dữ liệu khổng lồ sẽ được gửi lên server của Google. Chúng cần được đóng gói lại. Các thông tin thu thập được sẽ được phân loại và điều chỉnh để giữ lại các thông tin cần thiết và loại bỏ thông tin thừa.
  • Processing: Tại quy trình này, thông tin được xử lí “theo yêu cầu của bạn”. Điều đó có nghĩa là, ví dụ, bạn sử dụng bộ lọc để loại bỏ traffic đến từ IP nội bộ, thì tất cả các traffic được đánh dấu đến từ IP nội bộ sẽ bị loại bỏ. Một khi đã xử lí, dữ liệu không thể được lấy lại. Đó chính là lí do vì sao Google khuyên mọi người nên sử dụng 3 bản View và cẩn thận với các bộ lọc.
  • Reporting: Sau khi thông tin được xử lí từ dạng thô sang dạng tinh khiết, chúng sẽ được xuất ra dưới dạng Report mà bạn và tôi vẫn thường xem

4. Home, Reporting, Customization và Admin

  •  Home: Lưu trữ tất cả Account, Property, View của bạn. Lưu ý rằng bạn có thể sử dụng tính năng search hoặc đánh dấu sao (*) cho những phần tử quan trọng để dễ dàng theo dõi
  • Reporting: Là trái tim của Google Analytics. Bấm vào bản View nào, ta sẽ được xem report của bản View đó. Đây chính là phần mình sẽ làm việc rất nhiều về sau.
  • Customization: Các bản report chuyên biệt sẽ được lưu trữ ở đây. Ví dụ mình quan tâm về SEO, Social, Adwords thì mục Customization của mình trông sẽ như thế này:
    Lưu ý rằng mục này có phần Import from Gallery rất hay. Có rất nhiều report mẫu đã được cộng đồng Google Analytics up lên, bạn chỉ việc chọn một cái mình thích rồi tải về.

    • Mục customization này rất hay, mình sẽ dành riêng một bài viết ở phần sau.
  • Admin: Giống như phần Customization, bạn cần có hiểu biết sâu rộng. Từ các hoạt động cơ bản như lấy tracking code, quản lý người dùng, set goals đến nâng cao như Attribution Model, Custom Alerts, Custom Segment đều được thực hiện trong phần Admin này. Xem thêm: Các setting cần có khi cài đặt Google Analytics

5. Metrics và Dimensions

Tất cả các dữ liệu trong bản report đều được trả về dưới dạng Metrics và Dimensions.

Q: Cụ thể hơn đi? Khác nhau như nào?
ADimensions được gọi là yếu tố đo lường. Metrics là các chỉ số để đo cho Dimension, bắt buộc phải là con số.Để cho dễ hiểu, bạn nhớ như này: “Dimension – Describe data; Metric – Measure data

Metrics được thể hiện dưới 3 dạng: Tổng (sum), trung bình (average), tỉ số (ratio)

Ví dụ:

Metrics: Session, Bounce Rate, Goal Value, Time on site, %New User, Page/Session, %New Sessions…

Dimension: Source, Medium, Landing Page, Exit Page, Country, Location, Region, Metro, Browser & OS…

Đố vui:

Trong Google Analytics, “Age” là Metrics hay Dimensions?

Câu trả lời ở cuối bài

Report của chúng ta được tao ra bởi sự kết hợp giữa các Metrics và Dimensionskhác nhau. Trong mỗi mục báo cáo luôn luôn tồn tại 1 Primary Dimension và các Metrics đi kèm. Các Metrics luôn được đặt theo nhóm. Nhóm Acquisition, nhóm Behavior và nhóm Conversion.

Ví dụ:

Primary Dimension là Landing Page sẽ bao gồm các Metric: Session, %New Session, New Users, Bounce Rate, Page/Session, Avg. Duration, Transaction, Revenue và Conversion Rate

Trong các mục, mình luôn có thể lựa chọn thêm Secondary Dimension để xem thêm chi tiết về 1 Primary Dimension trước đó. Như ví dụ ở đây mình chọn Secondary Dimension là Source/Medium

 

QCác Metrics và Dimensions kết hợp bừa bãi với nhau được không?

A: Không hề bừa bãi một tí nào. Google Analytics hoạt động để đo 3 yếu tố chính:

  1. Users – Người dùng
  2. Sessions – Thời gian
  3. Interactions – Các hoạt động

Để bạn dễ nhớ, bạn cứ hình dung là có một người truy cập vào trang web của bạn (User), anh ta sẽ có một thời gian nhất định ở trên trang web (Sessions) và trong khoảng thời gian đó, anh ta sẽ có các hoạt động tương tác với website (Interaction). Google Analytics đo lường và lấy số liệu về 3 cái đó.

Bạn cứ để ý mà xem, thứ tự 3 phần report chính ở cột bên trái cũng đặt theo đúng thứ tự mình nói ở trên: Audience để đo User, Acquisition để đo Session, Behavior để đo Interaction.

Đối với 3 phần này, chỉ có các Primary Dimension là khác nhau, Secondary Dimension với các Metrics giống nhau hết.

Riêng phần cuối, Conversion, chúng ta sẽ gặp các Dimension và Metric hoàn toàn khác biệt hẳn với 3 phần trên. Rõ ràng điều đó cho thấy các Metrics và Dimension không kết hợp với nhau bừa bãi mà chỉ trong phạm vi nhất định.

Bạn nên xem thêm video sau đây để hiểu hơn về Dimensions và Metrics trong Google Analytics

 

Tổng kết:

Mới đầu làm quen với Google Analytics, cần nhớ một số thứ căn bản:

  1. Cấu trúc giảm dần: Account –> Property –> View
  2. Cách GA hoạt động: Collection –> Configuration –> Processing –>Reporting
  3. Có 4 mục lớn nhất toàn bộ là: Home – Reporting – Customization – Admin
  4. Cơ sở để Google Analytic đo đạc: User – Session – Interaction
  5. Để đo đạc dùng: Dimensions và Metrics
  • Dimensions có: Primary Dimensions và Secondary Dimensions
  • Metrics: 3 nhóm chính: Acquisition – Behavior – Goal Conversion

Phần tổng quan về Google Analyics chỉ có mấy ý chính như vậy thôi, các bài sau mình sẽ đi vào từng chi tiết, cố gắng làm sao để giúp các bạn nắm vững và áp dụng được vào công việc của mình. Google Analytics hay lắm, các bạn chịu khó học hành là sẽ thành người có tư duy sâu sắc, biết nói chuyện dựa trên con số và cơ sở rõ ràng.

Chúc các bạn thành công!

nguồn: atpsoftware

jun88