Ngày nay, chúng ta không chỉ có “nước rửa chén”, chúng ta có “nước rửa chén thân thiện với môi trường”, rồi “nước rửa chén thân thiện với môi trường từ doanh nghiệp trách nhiệm xã hội”, thậm chí “nước rửa chén thân thiện với môi trường từ doanh nghiệp trách nhiệm xã hội với nguyên liệu nội địa”….

Và câu chuyện làm thương hiệu, bắt đầu từ những năm 1800s khi những nông dân dùng thanh sắt nung nóng dí lên những con gia súc của mình để đánh dấu, đã đi một hành trình quá dài, quá đẹp và cũng ngày càng quá… khó để định vị thương hiệu trong tâm trí những người tiêu dùng, đồng thời ngày càng thông minh, tinh tế và khắt khe hiện tại.

Nhưng bạn đang định vị thương hiệu của bạn kiểu gì?

Một thương hiệu mạnh phải là ưu tiên hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp đang nỗ lực vươn tới thành công, và bằng chứng nằm ở những con số. Các thương hiệu được định vị một cách nhất quán chỉ ra một mức tăng trưởng doanh thu trung bình lên tới 33%.

Chỉ có một cách chắc chắn duy nhất để xây dựng một thương hiệu mạnh: Bằng cách làm định vị thương hiệu. Dưới đây là cách định vị thành công một thương hiệu trong thị trường của bạn vào 2021. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về cách định vị thành công một thương hiệu trong thị trường của bạn bằng cách đi qua những chủ đề sau:

Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu là quá trình định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng. Không chỉ là một dòng giới thiệu hoặc một logo độc đáo, định vị thương hiệu còn là chiến lược được sử dụng để tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn so với phần còn lại trên thị trường.

Theo Tạp chí Thương hiệu (The Branding Journal), một chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả được mô tả là mức độ mà thương hiệu được ghi nhận là có cảm tình, khác biệt và đáng tin cậy trong tâm trí người tiêu dùng.

Tại sao định vị thương hiệu lại quan trọng?

Bạn luôn có một danh tiếng dù bạn có bồi đắp nó hay không, vì vậy bạn có thể tạo ra mộ kế hoạch định vị thương hiệu hoàn hảo có thể giúp bạn kiểm soát danh tiếng và hình ảnh thương hiệu của mình.

Hơn một thế kỷ trước, một công ty sản xuất nước ngọt quyết định cung cấp một sản phẩm chưa từng thấy: thức uống cola đầu tiền. Bằng cách làm như vậy, công ty này định vị bản thân nó vô cùng thành công như là một thương hiệu nguyên bản. Giờ đây, Coca- Cola hưởng lợi từ hàng triệu doanh thu trên khắp thế giới và làm thứ đồ uống quen thuộc trong các hộ gia đình; nó được định vị trong tâm trí của người tiêu dùng như là tiêu chuẩn vàng của soda.

Định vị thương hiệu cho phép công ty trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt này giúp tăng nhận thức về thương hiệu, truyền thông giá trị và biện minh cho giá cả, tất cả đều tác động đến lợi nhuận. Nhưng không phải tất cả các chiến lược định vị thương hiệu đều giống nhau hoặc có cùng mục tiêu. Tùy thuộc vào sản phẩm và dịch vụ cũng như ngành của bạn, câu chuyện định vị sé khác nhau. Dưới đây, bạn có thể cân nhắc một số chiến lược định vị phổ biến để bắt đầu:

  • Chiến lược Định vị dựa trên Dịch vụ Khách hàng
  • Chiến lược định vị dựa trên Sự thuận tiện
  • Chiến lược Định vị dựa trên Giá
  • Chiến lược Định vị dựa trên Chất lượng
  • Chiến lược khác biệt hóa

Định vị thương hiệu và những điều cần biết (1)

Khi bạn quyết định cách định vị thương hiệu của mình trên thị trường, bạn có vô số lựa chọn. Nó cũng phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh của bạn đang định vị như thế nào, nhưng trong mọi trường hợp, bạn sẽ điều chỉnh chiến lược của mình để làm nổi bật lợi thế cạnh tranh của sản phẩm và gián tiếp hoặc trực tiếp chỉ ra những thiếu sót của đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược định vị thương hiệu

Dưới đây là một số chiến lược định vị phổ biến mà bạn có thể sử dụng để tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình trên thị trường.

Chiến lược định vị dựa trên dịch vụ khách hàng

Tất cả chúng ta đều lựa chọn việc mua sắm tại một cửa hàng, hay các nhà cung cấp dịch vụ bởi vì dịch vụ khách hàng của họ. Các công ty đã làm nổi bật những tiêu chí về dịch vụ khách hàng nhanh chóng, thân thiện của họ để tạo sự khác biệt trong các ngành được biết đến với dịch vụ khách hàng kém. Các công ty khác nêu bật hệ thống hỗ trợ khách hàng mạnh mẽ của họ nếu sản phẩm của họ có giai đoạn triển khai đặc biệt phức tạp.

Lợi ích dễ nhìn thấy nhất của chiến lược này là dịch vụ khách hàng tuyệt vời và từ đó doanh nghiệp có thể yêu cầu một mức giá cao hơn. Ví dụ: các sản phẩm của Apple có giá cao nhưng nhân viên hỗ trợ của họ rất thân thiện và phản hồi nhanh chóng. Những điểm chạm về dịch vụ này cũng là một phần không thể thiếu của bánh đà (flywheel)- khi một khách hàng không hài lòng có thể trở thành một người quảng bá về doanh nghiệp nếu họ có trải nghiệp dịch vụ khách hàng tuyệt vời.

Hãy chăm chỉ với chiến lược này: Nếu bạn quảng cáo dịch vụ khách hàng của mình là tuyệt vời, nhưng cuối cùng lại không thực thi nó, bạn sẽ nhận về những lời phàn nàn, thái độ giận dữ của khách hàng qua điện thoại và email, bình luận trên mạng xã hội. Hãy đảm bảo trang bị cho đội ngũ của bạn những phần mềm dịch vụ khách hàng tốt để thực hiện được lời hứa về dịch vụ khách hàng của mình.

Chiến lược định vị dựa trên sự thuận tiện

Chiến lược định vị dựa trên sự tiện lợi nêu bật lý do tại sao sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty lại thuận tiện hơn để sử dụng so với đối thủ cạnh tranh. Sự tiện lợi này có thể dựa trên vị trí, tính dễ sử dụng, khả năng tiếp cận rộng, hỗ trợ nhiều nền tảng và hơn thế nữa.

Sự tiện lợi cũng có thể là do thiết kế của sản phẩm. Ví dụ: Swiffer® quảng cáo sản phẩm WetJet ™ của mình như một sự thay thế tiện lợi cho cây lau nhà truyền thống vì miếng lau nhà dùng một lần của nó.

Định vị sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là thuận tiện nhất sẽ tự động thu hút những người tiêu dùng bận rộn. Nó cũng sẽ biện minh cho một mức giá cao hơn. Ví dụ, một chiếc Swiffer WetJet là 26 đô la, trong khi một cây lau nhà O-Cedar là 10 đô la.

Mặt khác, việc cung cấp sự tiện lợi có thể gây tốn kém. Nếu bạn đang cung cấp dịch vụ trên nhiều nền tảng hoặc ở nhiều thành phố khác nhau, bạn sẽ cần các nhóm hậu cần và phát triển phần mềm mạnh mẽ để thực hiện lời hứa của mình. Các nhà phát triển phải luôn có mặt để giải quyết các lỗi và các vấn đề khác để chiến lược định vị này hoạt động.

Mục cuối cùng bạn cần kiểm tra là sản phẩm của bạn có thực sự tiện lợi hay không. Ví dụ, cây lau nhà WetJet có thể gây bất tiện vì khách hàng liên tục phải đến cửa hàng để mua lại. Nếu bạn bán một sản phẩm tương tự, bạn sẽ muốn cung cấp các chương trình mua lại tự động hoặc các chương trình đăng ký tự động.

Chiến lược định vị dựa trên giá

Các công ty sử dụng chiến lược định vị dựa trên giá để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của họ như một lựa chọn hợp lý nhất. Khi bạn định vị sản phẩm của mình là rẻ nhất trên thị trường, chắc chắn bạn sẽ tạo ra một cơ sở khách hàng lớn, bởi vì không ai thích chi tiêu nhiều hơn số tiền họ phải. Đưa ra mức giá thấp nhất là một cách dễ dàng để lôi kéo khách hàng tiềm năng chuyển đổi.

Một hạn chế là giá thấp hơn có thể dẫn đến chất lượng sản xuất thấp hơn, ngay cả khi không phải vậy. Nó cũng có thể khơi mào một cuộc chiến giá cả, mặc dù điều đó sẽ chỉ áp dụng trong một số ngành nhất định như du lịch hàng không.

Chiến lược định vị dựa trên chất lượng

Các công ty thực hiện chiến lược này khi họ muốn nhấn mạnh chất lượng sản phẩm của mình. Thông thường, những sản phẩm chất lượng này thường có giá cao.

Chất lượng của một sản phẩm có thể được thể hiện qua những sản phẩm được làm thủ công cầu kỳ, sản xuất với số lượng giới hạn, sử dụng vật liệu chất lượng cao hoặc các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường khiến chi phí sản xuất đắt hơn.

Chất lượng của dịch vụ có thể đồng thời được thể hiện thông qua bằng chứng về kết quả cuối cùng vượt trội, tỷ suất sinh lời cao những lời khen ngợi của khách hàng.

Những người mua sắm có ý thức về ngân sách có thể bỏ qua thương hiệu của bạn để mua một sản phẩm thay thế rẻ hơn. Nhưng đây là nơi mà tính cách người mua sẽ phát huy tác dụng. Thu nhập và thói quen mua sắm của khách hàng mục tiêu sẽ quyết định xem việc nhấn mạnh chất lượng (với mức chi phí cao hơn) có phải là cách tiếp cận phù hợp cho thương hiệu của bạn hay không.

Chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược định vị sự khác biệt dựa trên tính độc đáo của sản phẩm hoặc phẩm chất sáng tạo so với cạnh tranh truyền thống. Tesla là một ví dụ tuyệt vời – trước khi xe Tesla tồn tại, chưa có một chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện (Electric Vehicle- EV) nào hấp dẫn để mua.

Nếu bạn thực hiện chiến lược này, những người tiêu dùng coi trọng sự đổi mới sẽ bị thu hút bởi thương hiệu và sản phẩm của bạn. Một hạn chế tiềm ẩn là công chúng có thể bị nản lòng vì thiếu dữ liệu sử dụng trước đó.

Nếu sản phẩm của bạn là hoàn toàn mới, hãy xem xét cung cấp nghiên cứu và thử nghiệm đã được tạo ra. Thông thường, những người tiêu dùng có xu hướng đổi mới muốn biết công nghệ hoặc sản phẩm mới hoạt động như thế nào.

Các chiến lược định vị khác

Những chiến lược kể trên rõ ràng không thể là những chiến lược duy nhất của bạn. Bạn có thể định vị thương hiệu của mình là thương hiệu dẫn đầu, thương hiệu đầu tiên (nguyên bản) hoặc thương hiệu phổ biến nhất. Bạn cũng có thể định vị sản phẩm của mình như giải pháp cho những vấn đề phổ biến.

Một cách tiếp cận khác là so sánh trực tiếp thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh. (Chúng ta nhớ đến câu chuyện của ông chủ Trung Nguyên khi phê phán Starbuck là nước có mùi cà phê quá ha). Trong chiến lược này, bạn sẽ trực tiếp gọi ra đối thủ cạnh tranh của mình trong các chiến dịch quảng cáo và nêu bật lợi thế của sản phẩm so với sản phẩm của họ. Với các thương hiệu “duyên dáng” hơn, bạn có thể nhớ đến Durex, hay Pepsi và Cola, hay Netsle và Ovaltine phải không.

Khi định vị thương hiệu của bạn, hãy đảm bảo xem xét kỹ những người mua hàng mục tiêu của bạn và hành vi của họ. Họ thích tiết kiệm, hay chi tiền cho chất lượng, hay thích sở hữu những món hàng tối tân nhất sẽ quyết định cách bạn định vị thương hiệu của mình.

Giờ thì bạn đã có những hình dung cơ bản về một số phương pháp tiếp cận với câu chuyện định vị thương hiệu, tiếp theo sẽ là lúc tạo ra một kế hoạch định vị thương hiệu để thiết lập thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng như là một thương hiệu thân thiện nhất, tiện lợi nhất, rẻ nhất hoặc đơn giản là sự lựa chọn tốt nhất so với các thương hiệu khác.

Cách xây dựng chiến lược định vị thương hiệu

Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu của bạn bao gồm việc đi sâu vào các chi tiết của thương hiệu và khám phá những gì bạn làm tốt hơn tất cả những người khác. Sáu bước tiếp theo sẽ giúp bạn tạo ra một chiến lược định vị thương hiệu duy nhất cho doanh nghiệp của bạn

Xác định định vị thương hiệu hiện tại của bạn

Bạn hiện đang tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đơn thuần chỉ như một mặt hàng khác trên thị trường hay bạn đang tiếp thị nó như một thứ gì đó đặc biệt? Định vị thương hiệu hiện tại của bạn cung cấp cho bạn thông tin chi tiết quan trọng về nơi tiếp theo. Bạn sẽ cần hiểu vị trí hiện tại của mình để phân tích sâu hơn về năng lực cạnh tranh của mình.

Bắt đầu bằng cách xem xét khách hàng mục tiêu của bạn và xác định họ là ai. Tiếp theo, xác định sứ mệnh, giá trị của bạn và điều gì khiến bạn khác biệt với phần còn lại của thị trường. Cuối cùng, hãy xem xét đề xuất giá trị của bạn và tính cách thương hiệu hiện tại cũng như tiếng nói thương hiệu của bạn.

Matylda Chmielewska tại Chương trình Đối tác LiveChat khuyên, “Tất cả chúng ta đều thích kết nối với các thương hiệu tạo ra cảm giác chân thực đối với chúng ta. Thay vì xây dựng một biệt ngữ phức tạp mà không ai có thể hiểu được, hãy chỉ nói chuyện với con người. Bắt đầu bằng việc nghiên cứu xem khán giả (lý tưởng và hiện tại) của bạn là ai và sử dụng ngôn ngữ của họ. “

Xác định đối thủ cạnh tranh của bạn

Sau khi phân tích bản thân, điều quan trọng là phải phân tích đối thủ cạnh tranh của bạn. Tại sao? Bạn sẽ cần xem đối thủ của mình là ai để tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu đó sẽ giúp bạn quyết định những gì bạn có thể làm tốt hơn trong chiến lược của mình để đạt được lợi thế quan trọng.

Có các phương pháp khác nhau để xác định sự cạnh tranh của bạn, bao gồm:

  • Thực hiện nghiên cứu thị trường: Hỏi nhóm bán hàng của bạn xem đối thủ cạnh tranh nào xuất hiện trong quá trình bán hàng hoặc thực hiện tìm kiếm nhanh bằng cách sử dụng từ khóa thị trường và xem những công ty nào được liệt kê.
  • Sử dụng phản hồi của khách hàng: Hỏi khách hàng của bạn xem họ đang cân nhắc những doanh nghiệp hoặc sản phẩm nào trước khi chọn của bạn.
  • Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội: Quora cung cấp một nền tảng nơi người tiêu dùng có thể đặt câu hỏi về sản phẩm và dịch vụ. Tìm kiếm các diễn đàn này để khám phá các đối thủ cạnh tranh trong thị trường ngách của bạn.

Tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Khi bạn đã xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, đã đến lúc tiến hành nghiên cứu sâu về đối thủ cạnh tranh. Bạn sẽ cần phải phân tích cách đối thủ của bạn định vị thương hiệu của họ để cạnh tranh. Đơn giản nhất, nghiên cứu của bạn nên bao gồm:

  • Những sản phẩm hoặc dịch vụ mà đối thủ của bạn cung cấp?
  • Điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì?
  • Những chiến lược tiếp thị nào họ đang sử dụng thành công?
  • Vị trí của họ trên thị trường hiện tại?

Xác định những gì làm cho thương hiệu của bạn độc nhất

Xây dựng một thương hiệu độc đáo là tất cả về việc xác định những gì làm cho bạn khác biệt và những gì hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của bạn. Chmielewska gợi ý, “Hãy bắt đầu bằng cách xác định ‘hiệu quả’ thực sự có ý nghĩa như thế nào đối với thương hiệu của bạn – và sau đó xây dựng hình ảnh dựa trên điều đó.”

Rất có thể, sau khi bạn tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ bắt đầu thấy các gợi ý. Bạn sẽ bắt đầu thấy một số doanh nghiệp có cùng điểm mạnh và điểm yếu. Khi bạn so sánh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình với của họ, bạn có thể nhận thấy một trong những điểm yếu của họ chính là điểm mạnh của bạn.

Đây là những gì làm cho thương hiệu của bạn độc nhất; và đó là điểm khởi đầu hoàn hảo để định vị thương hiệu của bạn trên thị trường. Hãy ghi lại những dịch vụ độc đáo của bạn khi bạn so sánh và đi sâu để xác định những gì bạn làm tốt hơn bất kỳ ai khác.

Tạo tuyên bố định vị thương hiệu của bạn.

Đã đến lúcáp dụng những gì bạn đã học và tạo ra một tuyên bố định vị thương hiệu. Theo The Cult Branding Company, “Tuyên bố định vị là một tuyên bố gồm một hoặc hai câu truyền đạt giá trị độc đáo của thương hiệu cho khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh chính của bạn”.

Có bốn câu hỏi cần trả lời trước khi tạo tuyên bố định vị của bạn:

  1. Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
  2. Loại sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì?
  3. Lợi ích lớn nhất của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì?
  4. Bằng chứng về lợi ích đó là gì?

Từ đó, bạn có thể tạo ra một tuyên bố định vị đơn giản nhưng hấp dẫn.

Ví dụ, hãy xem tuyên bố định vị của Amazon: “Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành công ty lấy khách hàng làm trọng tâm nhất trên thế giới; để xây dựng một nơi mà mọi người có thể đến để tìm và khám phá bất cứ thứ gì họ có thể muốn mua trực tuyến. ”

Khách hàng mục tiêu của Amazon – mặc dù cực kỳ rộng – là bất kỳ ai. Họ bán nhiều loại sản phẩm cho mọi người, đó cũng là lợi ích lớn nhất của họ. Và bằng chứng? Tất cả đều trực tuyến.

Đánh giá xem tuyên bố định vị của bạn có hiệu quả

Dành thời gian để định vị thương hiệu của bạn để thu hút một khách hàng nhất định chỉ là bước khởi đầu. Khi tuyên bố định vị của bạn được tạo, đã đến lúc kiểm tra, thử nghiệm và thu thập phản hồi từ khách hàng về việc liệu định vị của bạn có đạt được mục tiêu hay không.

Như Ryan Robinson của Close.io nói, “Đầu tư thời gian và nỗ lực vào việc định vị thương hiệu của bạn để thu hút đối với một ngành dọc, loại người tiêu dùng hoặc nhân khẩu học cụ thể chỉ là một phần nhỏ của cuộc chiến. Điều quan trọng là phải kiểm tra, thử nghiệm và tích cực thu thập phản hồi (thực) từ khách hàng mục tiêu về việc liệu định vị của bạn có thực sự mang lại hiệu quả mong muốn hay không. Chúng tôi đã tăng cường định vị của mình bằng cách liên tục yêu cầu (và lắng nghe) phản hồi từ khách hàng mới khi họ tham gia và rõ ràng rằng cả nội dung và phong cách phân phối của chúng tôi vẫn là tài sản chính cho thương hiệu của chúng tôi. “

Bản đồ Định vị Thương hiệu: Sức mạnh của Nhận thức

Định vị thương hiệu và những điều cần biết (2)

Nếu bạn muốn xem thương hiệu của mình so với những thương hiệu khác như thế nào trong nhận thức của người tiêu dùng, bản đồ định vị thương hiệu có thể giúp ích. Theo Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ (AMA), “Lập bản đồ thương hiệu theo cảm nhận là biểu đồ trực quan của các thương hiệu cụ thể dựa trên các trục, trong đó mỗi trục đại diện cho một thuộc tính được coi là thúc đẩy lựa chọn thương hiệu”.

Bản đồ định vị thương hiệu bao gồm các thuộc tính quan trọng đối với đối tượng mục tiêu của bạn. Để thực hiện đúng việc lập bản đồ, tốt nhất bạn nên có nhiều phiên bản bản đồ dựa trên các nhóm thuộc tính khác nhau. Bằng cách đặt thương hiệu và đối thủ cạnh tranh của bạn trên bản đồ, bạn sẽ thấy ai cạnh tranh hơn trong một khu vực nhất định so với phần còn lại.

Các thuộc tính được sử dụng trong bản đồ trực tiếp đến từ các giá trị mà khách hàng của bạn yêu quý. Cảm nhận về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn được liên kết trực tiếp với những giá trị đó. Cuối cùng, các thương hiệu tập trung vào các giá trị được chia sẻ sẽ giành chiến thắng.

Như Harvard Business Review đã nói, “Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu dựa trên các giá trị được chia sẻ với người tiêu dùng của bạn. Đó không phải là số lượng tương tác mà người mua có với thương hiệu của bạn, mà là chất lượng và mức độ liên quan của tương tác. “

Định vị thành công thương hiệu của bạn để phát triển

Như bạn có thể thấy, một thương hiệu mạnh tạo nên sự khác biệt khi tham gia hoặc cạnh tranh trên bất kỳ thị trường nào. Một chiến lược định vị thương hiệu độc đáo rất quan trọng để đưa ra tuyên bố, thu hút (và giữ) sự chú ý của khán giả mục tiêu và phát triển thành công thương hiệu của bạn.

Nguồn:linhdam.co