Ý NGHĨA MA TRẬN BCG TRONG DOANH NGHIỆP

Một doanh nghiệp có thể có nhiều đơn vị kinh doanh chiến lược SBU. Ví dụ họ vừa tham gia vào lĩnh vực thực phẩm, vừa xây dựng, vừa ngân hàng, vừa bất động sản. Mỗi một lĩnh vực kinh doanh đó gọi là một khoản mục đầu tư vì vậy còn gọi là mô hình phân tích danh mục đầu tư.

Ma trận BCG là gì

Được tạo bởi Boston Consulting Group , ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp cho doanh nghiệp một khuôn khổ để phân tích sản phẩm theo tăng trưởng và thị phần. Ma trận đã được sử dụng từ năm 1968 để giúp các công ty hiểu rõ hơn về những sản phẩm nào tốt nhất giúp họ tận dụng cơ hội tăng trưởng thị phần.

Ma trận Boston được chia thành 4 phần dựa trên một phân tích về tăng trưởng thị trường và thị phần tương đối, như thể hiện trong sơ đồ dưới đây.

Đây là Ma trận BCG rất quan trọng và phổ biến

Ma trận có 4 ô tương ứng với chu kỳ phát triển của ngành

1.Dấu hỏi: là khi ngành bắt đầu xuất hiện và tăng trưởng >10%; DN lúc đó cũng bắt đầu gia nhập ngành. Lúc này DN có thị phần thấp tương đối so với đối thủ đòi hỏi DN phải gia tăng năng lực cạnh tranh. Trong trường hợp DN không thể cạnh tranh được thì DN rời bỏ thị trường, chính vì vậy nó có tên là “Dấu hỏi”, tiến hay lùi?

Mục đích: Ưu tiên tăng trưởng để chiếm thị phần, cố gắng đẩy sang vùng “Ngôi sao”.

 

2. Ngôi sao:Lúc này bằng sự nỗ lực DN đã có thị phần đứng đầu thị trường. Vừa ở vị thế đứng đầu lại vừa ở trong một ngành tăng trưởng nhanh nên nó có tên là “Ngôi sao”.
Mục đích: duy trì vị thế dẫn đầu, tiêu diệt những kẻ thách thức, tạo rào cản gia nhập ngành.

Ưu tiên cho Marketing để mở rộng thị phần. Chiến lược SX là khả năng đáp ứng khối lượng sp lớn. Chiến lược nhân sự tuyển thêm nhân lực bán hàng, xây dựng cơ chế tạo động lực. Chiến lược tài chính chuẩn bị tài chính cho sự phát triển nhanh, quản lý dòng tiền thật tốt. Chiến lược NCPT liên tục hoàn thiện sản phẩm.

 

3. Bò sữa:Tăng trưởng ngành đã thấp hơn 10% và ngày càng giảm. DN lúc này cố gắng kéo dài thời gian thu hoạch vì vậy nó có tên là “Bò sữa”
Mục đích: thu hoạch càng dài càng tốt, và ổn định

Loại bớt sản phẩm kém hiệu quả, phát triển thêm tính năng, thay đổi mẫu mã, tìm kiếm các vùng mà sản phẩm chưa chạm tới. Đa dạng hóa tập trung, Kết hợp chiều ngang.

 

4. Chó ghẻ:Tăng trưởng ngành thấp, vị thế của DN không còn là đứng đầu. Đây là giai đoạn tệ hại nhất vì vậy có tên là “chó ghẻ”
Mục đích: Thu hồi vốn đầu tư

giảm chi phí, Giảm quy mô của bộ phận Marketing, giảm quy mô sản xuất, giảm nhân sự, tăng dòng tiền vào hạn chế dòng tiền ra.

Ưu điểm và nhược điểm ma trận BCG

Lợi ích của ma trận BCG:

  • Dễ thực hiện;
  • Giúp hiểu được các vị trí chiến lược của danh mục đầu tư kinh doanh;
  • Nó là điểm khởi đầu tốt để phân tích kỹ lưỡng hơn.

Phân tích tăng trưởng đã bị chỉ trích nặng nề vì quá đơn giản hóa và thiếu ứng dụng hữu ích. Sau đây là những hạn chế chính của ma trận BCG:

  • Kinh doanh chỉ có thể được phân loại thành bốn góc phần tư. Có thể khó hiểu khi phân loại một đơn vị kinh doanh rơi ngay giữa.
  • Nó không định nghĩa ‘thị trường’ là gì. Các doanh nghiệp có thể được phân loại là những bò sữa, trong khi chúng thực sự là những con chó, hoặc ngược lại.
  • Không bao gồm các yếu tố bên ngoài khác có thể thay đổi hoàn toàn tình hình.
  • Thị phần và tăng trưởng ngành không phải là yếu tố duy nhất của lợi nhuận. Bên cạnh đó, thị phần cao không có nghĩa nhất thiết là lợi nhuận cao.
  • Nó phủ nhận sự cộng hưởng giữa các đơn vị khác nhau cùng tồn tại. Chó có thể quan trọng như bò sữa đối với các doanh nghiệp nếu nó giúp đạt được lợi thế cạnh tranh cho phần còn lại của công ty.

——————————–

Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY TNHH LÂM MINH LONG

  • Đc: 555A Đại lộ Bình Dương, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương.
  • Đt: 0901.550.510 – 0981.550.510 – 0901.550.520

Xem thêm: