Khởi nghiệp lúc nào cũng khó khăn, nhưng có những ngành nghề khó khăn hơn những ngành nghề khác và có những thời điểm khó khăn hơn những thời điểm khác. Khởi nghiệp mở quán cà phê là một ví dụ điển hình.
Mở quán cà phê giống như tham gia một cuộc chơi, may mắn có, rủi ro có nhưng không phải vì vậy mà bạn sớm nản chí. Hãy tìm tòi, nghiên cứu và đừng bao giờ lặp lại những sai lầm của những người khởi nghiệp đi trước để tự tin dấn thân vào con đường kinh doanh cà phê mà bạn đã lựa chọn.
1. Sai lầm trong lựa chọn mặt bằng
Kinh doanh quán cà phê cũng giống như những loại hình kinh doanh khác, việc chọn địa điểm là cực kỳ quan trọng.
Sai lầm thường gặp ở đây là vì quá nôn nóng sở hữu một quán cà phê và không xác định khách hàng của quán nên không suy tính đến hiệu quả của mặt bằng, kết quả là chọn bừa một địa điểm với giá thuê vừa phải hoặc tận dụng cửa hàng có sẵn của gia đình.
Ví dụ, chọn đường một chiều vì đến 80% số người đi qua quán sẽ không quay một vòng để đến đó nữa. Trừ khi quán có view đẹp và nhiều người đi bộ vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Hoặc chọn mặt bằng có vỉa hè quá nhỏ: câu hỏi đặt ra ở đây là khách của bạn đỗ xe ở đâu và một điều quan trọng nữa là nếu vỉa hè lớn và không có nhiều khói bụi do xe đi qua thì bạn có thể để bàn ghế ra vỉa hè.
Chọn mặt bằng mà buổi tối có quá ít người qua lại, thế thì bạn sẽ mất một lượng khách rất lớn vào buổi tối.
2. Sai lầm trong thiết kế
Nếu bạn nghĩ rằng để mở quán cà phê thành công, chỉ cần đồ uống ngon thì bạn đã sai. Yếu tố không gian quán, nội thất cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công. Một quán cà phê có thiết kế đẹp và hợp lý sẽ là một điểm nhấn khiến khách hàng thường xuyên lui tới.
Thiết kế quán phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới. Nếu bạn chú trọng vào đối tượng là nam thì bạn không nên chọn phong cách vintage nữ tính. Vì chắc chắn rằng 99,99% là không có người đàn ông nào muốn vào đó ngồi uống cà phê cả.
Ngược lại, bạn đánh vào giới trẻ, những cặp đôi, tình nhân thì bạn nên thiết kế mang xu hướng lãng mạn, nhẹ nhàng.
Đánh vào độ tuổi trung niên thì thiết kế đơn giản, không cần màu mè và tập trung vào chất lượng nước uống.
Đừng copy nguyên phong cách quán cà phê của một thương hiệu đã rất lớn và đang tồn tại. Kinh nghiệm trong kinh doanh cà phê là phải tạo được phong cách của riêng mình, để khách hàng nói đến bạn là nhớ ngay đến hình ảnh quán của bạn.
3. Không có tiền lương
Nếu trước đây bạn đi làm thuê thì việc có một khoản lương cố định vào mỗi tháng là điều không khó để có được. Tuy nhiên, khi bạn quyết định khởi nghiệp quán cà phê, bạn sẽ không còn thời gian cho công việc đi làm ăn lương nữa, bạn buộc phải nghỉ để tập trung cho việc kinh doanh của mình. Điều này cũng có nghĩa bạn sẽ không có tiền lương cố định nữa.
Khi bắt đầu mở quán sẽ có vô vàn khó khăn và việc thua lỗ trong thời gian đầu là không khó tránh khỏi. Lúc này bạn cần dự phòng trước cho mình một khoản tiền nhất định để có thể tiếp tục duy trì cuộc sống và quán của mình trong một khoảng thời gian nào đó.
4. Không còn tiền tiết kiệm cá nhân
Bắt đầu khởi nghiệp cũng đồng nghĩa với việc bạn cần huy động vốn, trước khi đi kêu gọi vốn từ người thân, bạn bè, các nguồn vốn cho vay thì bạn cần phải hy sinh nguồn tiền tiết kiệm cá nhân của mình trước. Rủi ro xấu nhất có thể xảy ra mà bạn cần chấp nhận là số tiền này sẽ hoàn toàn không còn nữa.
5. Mất kiểm soát dòng tiền
Khi mới kinh doanh quán cà phê 1-2 năm đầu, việc để mất kiểm soát dòng tiền là rất dễ xảy ra, dòng tiền chi ra thực tế luôn bị vượt so với dự kiến, kế hoạch ban đầu. Lý do là bạn chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh cũng như bên cạnh tài chính để kinh doanh, bạn cũng cần chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Và hai thứ này thường đôi khi bạn không làm rạch ròi được.
6. Không bắt trúng nhu cầu thị trường
Đây là rủi ro mà bạn rất cần chấp nhận ngay từ khi mới mở quán để có những chiến lược đúng đắn bởi nhu cầu thị trường thay đổi một cách thường xuyên đôi khi khiến bạn không thể nắm bắt kịp. Hãy có những phương án thay thế ngay từ đầu để giải quyết rủi ro này.
7. Quá phụ thuộc vào cộng sự
Thời gian đầu kinh doanh, quy mô quán còn nhỏ, số lượng nhân viên cũng ít và bạn rất trân trọng họ, coi họ là những người cộng sự tuyệt vời của mình, cùng nhau nỗ lực làm việc để phát triển quán.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn đặt niềm tin vào họ rất nhiều nhưng đây cũng là một điểm yếu dễ tạo thành rủi ro trong kinh doanh khi nhân viên nghỉ việc hoặc làm việc không đúng quy định.
8. Áp lực thời gian
Dĩ nhiên ai bắt đầu kinh doanh cũng đều nóng lòng nhanh chóng thu hái được lợi nhuận tối đa nhất có thể. Họ thường bị “tham lam” quá mức khi cùng một lúc muốn đạt được nhiều mục tiêu. Điều này có một mặt rủi ro là dẫn đến người chủ thường có những quyết định thiếu chính xác khi áp lực thời gian đè nặng trên vai.
9. Không có thời gian riêng cho bản thân
Khi bạn bắt đầu mở quán cũng đồng nghĩa với việc bạn không còn nhiều thời gian rảnh cho bản thân như trước đó nữa. Sẽ không còn nhiều cuộc tụ tập với bạn bè, không còn nhiều những chuyến đi chơi xa hay shopping,…
Bạn sẽ phải tập trung toàn bộ thời gian cho việc kinh doanh đến mức gặp nhiều căng thẳng. Điều này cũng không hẳn là tốt, bạn cần cân bằng cuộc sống để không gây hại cho sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
Kết luận, không phải quán cà phê nào mở ra cũng thu hút được khách hàng và đem lại lợi nhuận cao và rủi ro trong kinh doanh quán cà phê là điều không thể tránh khỏi. Con đường dẫn đến thành công không hề trải hoa hồng, điều cơ bản là bạn có thể đứng lên và bước tiếp được hay không?
Nguồn:doanhnghieptiepthi.vn