Case Study Marketing là gì?

Một case study marketing chuẩn nói chung là một lĩnh vực rất rộng, đầy đủ và đơn giản hơn là một bộ tài liệu bao gồm tối đa thông tin cần thiết, tình huống để từ đó đưa ra giải quyết, đề xuất phương án. Đặt trong phạm vi nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế.

Case Study là gì? Là bản tổng hợp thông tin, tình huống của một công ty (doanh nghiệp) bao gồm tất cả các thông tin từ khi công ty đó được thành lập cho đến thời điểm hiện tại với đầy đủ số liệu, tình hình về mọi mặt như tài chính, nhân sự, marketing, công nghẹ thông tin,…của công ty.

Bên cạnh đó còn đề cập đến lịch sử thành lập, các giai đoạn phát triển, các bộ phận của công ty cùng với tình hình nền kinh tế mà công ty này đặt từ vĩ mô và không thể thiết là thông tin về các đối thủ cạnh tranh,…Có thể coi các Case Study về marketing như một cuốn “tiểu thuyết” về công ty (doanh nghiệp) mà ở đó bạn có thể tìm kiếm mọi thông tin bạn cần.

Để giải một Case Study marketing

1. Xác định vấn đề
Để xác định vấn đề thì không thể thiết quá trình nghiên cứu thị trường và có được cái nhìn tổng quan về ngành hàng, đối thủ, người tiêu dùng, từ đó xác định thách thức thật sự mà thương hiệu đang gặp phải, Bên cạnh đó là vận dụng những kiến thức chuyên môn đề phân tích Case study và tìm ra vấn đề.

Hãy chú ý vì có một sự nhầm lẫn mà nhiều người gặp phải đó là sự nhầm lẫn giữa 2 khái niệm “vấn đề” và hiện tượng. Hiện tượng là kết quả thô thu được từ thực tế nghiên cứu thị trường và việc trả lời câu hỏi “có cần thay đổi” sẽ dẫn tới các vấn đề mà doanh nghiệp cần phải giải quyết.

Với Case Study marketing quốc tế, từ một khối lượng thông tin lớn hơn và đầy đủ, hãy xác định hiện tượng đang nổi lên, từ đó tìm ra vấn đề cần giải quyết và xác định tầm quan trọng lẫn mức độ khẩn cấp của vấn đề này.

2. Phân tích dữ liệu
Có rất nhiều công cụ để phân tích dữ liệu bạn có thể tìm kiếm bằng một vài click, dưới đây Chiến lược Marketing Số 1 giới thiệu công cụ phổ biến 5W1H.

Công cụ 5W1H nghe chừng quen thuộc, đơn giản nhưng hiệu quả sẽ cực cao nếu bạn khéo léo sử dụng. Công cụ này được sử dụng trong rất nhiều loại hình công việc và có thể lặp đi lặp lại ở nhiều bước khác nhau ví dụ như lên chiến dịch marketing, phân tích đưa ra kế hoạch, tìm kiếm ý tưởng, hay ở đây là phân tích thông tin.

Why? Vì sao lại nảy sinh những vấn đề này? Vì sao sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp/ chưa phù hợp với người tiêu dùng? Vì sao chiến dịch truyền thông của thương hiệu doanh nghiệp chưa thu được hiệu quả?…
Who? Đối tượng khách hàng hướng tới là ai (trong bước phân tích này, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu kĩ càng về người tiêu dùng qua hành vi, thái độ, sở thích, quan tâm,…)? Những đối tượng nào chiu tác động từ nó? Đây là đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp? Đối tác và nhà đầu tư tiềm năng là ai?…
What? Nguồn lực của doanh nghiệp là gì? Những rào cản/động lực nào tác động tới tâm lí và nhu cầu của người tiêu dùng? Đối thủ của doanh nghiệp đang đánh vào động lực/rào cản nào? Các kênh truyền thông doanh nghiệp đang có là gì? Rủi ro có thể gặp phải?…
When? Nó xảy ra khi nào? Khi nào là thời điểm phù hợp để thay đổi và nâng cấp sản phẩm? Khi nào bắt đầu chiến dịch, chiến lược?
Where? Nên mở rộng thị trường ở những khu vực nào? Đánh mạnh truyền thông hay tập trung nguồn lực để phát triển ở đâu?…
How? Diễn biến của thông tin này như thế nào? Tác động của nó ra làm sao? Dự án sẽ tốn bao nhiêu tiền(how much)? Nó gây thiệt hại như thế nào đến các nguồn lực (how many)? Triển khai, bắt đầu nó như thế nào?…

3. Tạo ra các lựa chọn
Việc xây dựng mô hình lựa chọn cung cấp cho doanh nghiệp các hướng giải quyết khác nhau cho vấn đề đang gặp phải. Muốn vậy, người lập mô hình phải có thông tin đầy đủ về vấn đề cần giải quyết. Số lượng lựa chọn cần có chắc chắn phải lớn hơn 1 và thường là 3-4. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể đưa ra lựa chọn “không làm gì cả” nếu bước phân tích dữ liệu đưa ra kết quả cho thấy các lựa chọn khác gặp phải rủi ro quá lớn.

Các lựa chọn đưa ra cần phải chi tiết và bao quát toàn bộ vấn đề gặp phải, không được làm cho qua loa, mỗi lựa chọn đề phải tập trung giải quyết dứt điểm một mục tiêu chẳng hạn như lựa chọn đề phát triển lợi ích hay lựa chọn để giải quyết rủi ro.

Một số cách thức hỗ trợ cực kì tốt cho việc tạo ra các lựa chọn: Brainstorming, Decision Tree (Cây quyết định).

4. Xây dựng tiêu chí

Khi nhìn nhận vai trò tư vấn của phương pháp Case Study đến vấn đề doanh nghiệp phải đối mặt, chúng ta đã đề cập tới việc xây dựng những tiêu chí để căn cứ trong suốt quá trình giải, dù nhìn nhận sự việc một các đa chiều nhưng phải có tính thống nhất trong toàn bộ quá trình và tuân thủ theo một chuẩn mực mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Các tiêu chí được xây dựng dựa trên tổng hợp các yếu tố sau:

Xác định hệ thống mục tiêu
Các yếu tố thành công chủ chốt (Key Success Factors)
Yếu tố đo lường (Key Performance Indicator)
Nguồn lực
Giải quyết xung đột

5. Đánh giá lựa chọn
a. Sử dụng mô hình SWOT

Mô hình SWOT là một mô hình hết sức quen thuộc dùng để đánh giá những lựa chọn của mình, tận dụng và đề ra tối đa Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức từ từng lựa chọn của bạn.

b. Mô hình SAFe Criteria – 3 tiêu chí thành công đánh giá lựa chọn

Đây không phải là một mô hình phổ biến, tôi cá chắc 10 người đọc được bài viết này chỉ có 1 người biết đến nó. Nó được gọi là mô hình 3 tiêu chí thành công để đánh giá lựa chọn bao gồm:
Suitability: Xét đến sự phù hợp của lựa chọn với chiến lược, với môi trường: lựa chọn có giải quyết được các vấn đề chính liên quan đến cơ hội và hạn chế của tổ chức không?
Acceptability: Xét đến khả năng đáp ứng của lựa chọn với kỳ vọng của các bên liên quan (stakeholders)
Feasibility: Xét đến tính khả thi của lựa chọn. Có đủ nguồn lực thực hiện hay không?

6. Xây dựng giải pháp
Trước khi đưa đến những công cụ gợi ý cho bạn, chúng tôi có một số lời khuyến đối với những giải pháp của bạn. Hãy lưu ý những điều dưới đây:
Trọn gói là tất cả các bên/yếu tố được đề cập
Thuyết phục không phải là vừa lòng tất cả
Chọn 1 và đưa ra các cách thức giảm thiếu, hạn chế, gia tăng lợi ích
Tạo thêm 1 lựa chọn dựa trên tổng hợp đã phân tích
Chọn cái tốt nhất có thể là chấp nhận tổn thất trong phạm vi cho phép
Để xây dựng một giải pháp, có rất nhiều công cụ hỗ trợ như Marketing Mix, CRM Strategy Matrix, Bản đồ chiến lược – Strategy map,…

7. Kế hoạch thực hiện
Kế hoạch triển khai cần chú ý tới các yếu tố sau:
Mục tiêu, yêu cầu của công việc.
Xác định nội dung công việc bao gồm 3 câu hỏi: Where, When, Who tương ứng với: Địa điểm, không giai thực hiện kế hoạch, thời gian thực hiện kế hoạch và chủ thể, đối tượng thực hiện kế hoạch.
Phương thức, cách tiến hành kế hoạch.
Xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực cần thiết.
Khi trình bày kế hoạch thực hiện của bạn, hãy lưu ý đến cách viết case study để gia tăng tính thuyết phục bàng cách lưu ý những điều dưới đây:
Áp dụng các mô hình (model based)
Sử dụng minh họa (best practice)
Sử dụng các nghiên cứu (research based)
Áp dụng tiêu chí chuẩn hóa (CSDs, KPIs)
Có các giải pháp dự phòng, hạn chế rủi ro
Áp dụng chuẩn mực đạo đức
Dẫn dắt một các logic, trình bày rõ ràng.

Kết luận Case Study về Marketing
Phân tích Case Study là một trong những phương pháp tìm ra giải pháp cho doanh nghiệp, hãy tận dụng đúng để giải quyết Case Study Marketing của doanh nghiệp mình.

Tổng hợp nguồn: CLB YEC – Đại học Kinh tế Quốc dân