Group Facebook đang rất phát triển và ngày càng được nhiều người khai thác. Việc sở hữu một group lớn mạnh, uy tín trên Facebook giúp ích rất nhiều cho bạn. Giúp bạn tăng uy tín, có thể khai thác cho công việc kinh doanh, xây dựng thương hiệu cho mình, cho tổ chức, công ty. Làm sao để xây dựng một kế hoạch phát triển group facebook? Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu quy trình xây dựng group kinh doanh Facebook mới nhất 2021.
1. Thông tin tổng quan của group
Cấu hình chung
- Chọn tên liên quan trực tiếp tới Group và có thể tìm kiếm dễ dàng.
- Ví dụ “Tâm sự dao kéo”, “Hội anh em thầu xây dựng”, “Google data studio 101”
- Thiết kế Cover photo có nội dung liên hệ và màu sắc rõ ràng
- Viết đoạn mô tả về Group để mọi người hiểu được mục tiêu, nội dung và đối tượng của group
- Viết 1 bài giới thiệu về Group để mọi người hiểu được lí do vì sao nên tham gia
- Thiết lập 3 câu hỏi trước khi vào group để lọc đối tượng: 1 bạn là ai, 2 bạn có sẵn sàng chia sẻ, 3 bạn có biết gì về cty ABC
Mời thành viên tự nhiên
- Mời bạn bè của mình tham gia nhóm
- Mời những người mình biết có kiến thức. Bằng cách nhắn tin và nhờ họ viết bài xây dựng Group
- Đi seeding trên các group khác. Không cần để link nhưng để chữ kí về group “ABC – group Tâm sự XYZ”
- Mỗi khi có bài viết trên group thì share link bài đó lên profile để tăng độ tiếp cận Group với bạn bè của mình
Mục tiêu đạt được khoảng 1000 thành viên tự nhiên trong 10 ngày. Nếu có nhiều người hoặc nhiều nick Facebook cá nhân cùng đẩy Group sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu này hơn.
Xác định đối tượng cho group
Xác đinh đối tượng Group của bạn qua các câu hỏi sau:
- Chân dung của họ
- “Nỗi đau” mà họ đang gặp phải (group mình có thể giải quyết được)?
- Họ thường hay tham gia các group nào khác và trên các group đó có hoạt động gì thu hút họ?
- Họ là người thích hóng chuyện, thích thảo luận hay thích viết bài chia sẻ?
Ví dụ:
- Dành cho các quản lý cấp cao và giám đốc các công ty đã qua 2 năm khởi nghiệp đầu tiên và muốn xây dựng công ty phát triển bền vững trong các năm tiếp theo.
- Các ngành nghề liên quan được đề cập bao gồm: Giáo dục, Công nghệ, Tư vấn, Dịch vụ, Bất động sản,…
- Các Quản lý – Chủ doanh nghiệp – Công ty Gia đình chưa có tư duy hệ thống bài bản trong công tác quản trị
- Các Quản lý – Chủ doanh nghiệp – Công ty Gia đình còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành do quy mô hình doanh nghiệp cồng kềnh
- Nhà đầu tư có mong muốn tìm hiểu kiến thức về tư duy vận thiết kế doanh nghiệp nhằm đầu tư phát triển doanh nghiệp.
- Những độc giả quan tâm yêu thích kinh doanh, muốn học hỏi và quan tâm hệ thống quản trị theo tư duy tinh gọn để xây dựng thiết kế và phát triển doanh nghiệp
Giới thiệu Member mới và Chuyên gia
- Chi tiết về trình độ học vấn, công việc/chức vụ của họ
- Những kiến thức/kỹ năng mà chuyên gia đã đạt được trong quá trình làm việc
- Thành tựu nổi bật của chuyên gia
2. Tổ chức hoạt động group
Bài chia sẻ
- Tập trung vào các bài giải quyết vấn đề của người đọc
- Cung cấp những thông tin mang tính ứng dụng thực tế
- Định dạng: xen kẽ hình, video, bài viết. Nếu thiết kế được hình có logo thì càng tốt
- Mỗi ngày tối thiểu đăng 1 bài
- Phân bổ tỉ lệ: 50% kiến thức, 20% kết nối, 20% tạo tranh luận, 10% chém gió
Ví dụ:
Nội dung của group “Kinh doanh Tinh gọn” tập trung vào miêu tả và nội dung cốt lõi của tư duy tinh gọn. Từ đó đưa ra hướng tư duy mới để người đọc có thể hiểu về tầm quan trọng của ứng dụng mô hình doanh nghiệp tinh gọn trong vận hành và tổ chức theo đúng với xu thế phát triển hiện nay
Hoạt động
- Livestream mỗi tuần 1 lần với chuyên gia
- Tạo các mini game tặng quà
- Tổ chức offline hàng tháng ngay khi Group đạt trên 1000 members
VÍ dụ: Chuỗi livestream “Nâng cao tư duy và có góc nhìn toàn cảnh khi thiết kế doanh nghiệp”:
- Học hỏi từ các case study đã áp dụng các mô hình này:
+ Công nghệ: Giáo dục trực tuyến Kyna4kids, Vihat
+ BĐS: Link House, Homely
+ Dịch vụ: Citek, Thế giới thợ
+ Tư vấn: John & Partners/April
+ Chuỗi bán lẻ: Organicfood, Xuất bản Saigonbooks - Cơ hội tham gia cộng đồng của nhóm doanh nghiệp có cùng tư duy
Kéo tương tác
- Đem các bài chất trong group liên tục chia sẻ trên các group liên quan
- Mời các thành viên tích cực viết bài chia sẻ thêm
- Vinh danh: những người viết nhiều, người tương tác nhiều
Ví dụ:
- Xin phép đăng bài chia sẻ của các doanh nhân khởi nghiệp chia sẻ câu chuyện từ chính doanh nghiệp của mình đưa lên group khác và kí tên group mình.
- Thể hiện bằng hình ảnh minh họa trực quan, infographic 1 câu chuyện hay để người đọc có thể suy nghĩ và vận dụng vào chính doanh nghiệp mình trên từng trang.
Tạo hoạt động trả phí
Sau khi đã tạo được cộng đồng, đã đến lúc bạn có thể khai thác phục vụ cho việc marketing, kinh doanh của mình bằng cách:
- Kéo member vào group Zalo để nhận ưu đãi về sản phẩm
- Yêu cầu để lại thông tin để nhận được quyền lợi
- Đặt ra 1 vài ý tưởng để member bình chọn trước khi thực hiện
Ví dụ: Group ưu đãi từ các member khác trong group, chỉ cần tham gia sẽ nhận được ưu đãi độc quyền
3. Mẫu chi tiết hoạt động của group
Phần tiếp theo của quy trình xây dựng xây dựng group kinh doanh là một ví dụ về các bước thực hiện khi tổ chức một buổi livestream cho Group:
Mở đầu livestream
- Giới thiệu thành phần người tham gia và Speaker
- Phần tự giới thiệu của Speaker: Sẽ trả lời cho câu hỏi chính: buổi livestream này sẽ mang lại điều ý nghĩa gì cho người xem
- Phần nội dung chính: Chi tiết các slide và phần hỏi đáp
Game giữa buổi livestream
Phần này phải mang lại giá trị cho người xem:
- Đưa ra các ưu đãi như: Voucher, Tiền, vinh danh,…
- Cách nhận: điền form đăng ký
Giới thiệu sản phẩm
- Phần này sẽ giới thiệu về tính năng, lợi ích và các thông tin liên quan đến sản phẩm
- Show số lượng khách hàng đang sử dụng sản phẩm của bạn để mọi người thấy sản phẩm này rất phổ biến và được nhiều người tin dùng
- Một vài feedback của khách hàng về sản phẩm để tăng độ uy tín
4. Nguồn tư liệu cho Group
Tư liệu này dùng để kéo traffic và tăng giá trị cho Group, bạn nên thường xuyên sưu tầm và tổng hợp để nâng số lượng của nguồn tư liệu này. Từ đó có nguồn tài nguyên để nuôi Group lâu dài. Tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực sẽ có những nguồn tư liệu khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung đều có ích và là những điều mà tệp thành viên của Group quan tâm.
- Bộ 40 nguyên tắc – thủ thuật sáng tạo cơ bản (TRIZ) (Chương 1)
- Bộ Phương pháp tư duy sáng tạo SCAMPER (Chương 1)
- Tư duy doanh nghiệp tinh gọn (Chương 2)
- Business model generation (Chương 2)
- Sách làm việc từ xa A-Z (Chương 3)
- Ứng dụng các mô hình kinh doanh kinh điển vào thực tế tại Doanh nghiệp Việt Nam
- Kinh nghiệm đến từ hơn 10 năm khởi nghiệp và tư vấn Doanh nghiệp
- Điền tên người làm vào rồi phân chia theo thời gian
5. Công cụ thực hiện
Việc xây dựng, quản lý Group cần sự kết hợp của rất nhiều công việc. Cho nên, việc dùng đến các công cụ hỗ trợ là điều rất cần thiết. Nhờ có các công cụ hỗ trợ bạn có thể xây Group dễ dàng hơn, quản lý, tổ chức các hoạt động dễ dàng, thuận tiện hơn. Dưới đây là một vài công cụ sẽ giúp đỡ bạn làm các công việc tương ứng:
- Livestream: Gostream, Streamyard
- Lấy thông tin khách hàng, thành viên: Google form, Fchat, Hana chat, Botbanhang
- Họp trực tuyến: Zoom, Google meet
- Đăng bài trên nhiều group: Simple Facebook Pro, Doopage
- Hỗ trợ member : Zalo group
6. Đo lường hiệu quả
Sau thời gian xây dựng và tạo nội dung cho Group, cần đo lường lại để xác định độ hiệu quả của các hoạt động. Thông qua lượng người tiếp cận được, tốc độ phát triển của Group. Từ đó sẽ có những kế hoạch phát triển về sau:
- Lượng data thu về được (email, số điện thoại, profile quan tâm)
- Lượng người tham dự các sự kiện
- Reach bài viết (từ 20% –> 50% số member)
- Lượng người quan tâm đến các chủ đề “bán hàng”
Bên trên là tất cả thông tin về quy trình xây dựng group kinh doanh Facebook. Bài viết mang tính chất tham khảo, bạn có thể áp dụng thêm những kinh nghiệm, chiến lược của bản thân. Tùy theo từng nhóm có lĩnh vực khác nhau sẽ có những cách phát triển khác nhau. Hi vọng bài viết có ích với bạn. Cùng để lại bình luận bên dưới để trao đổi thêm nhé!