Để cải thiện thứ hạng của website trên trang tìm kiếm của google, bạn cần tối ưu tốt cả hai yếu tố seo onpage và seo offpage. Chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn 14 yếu tố quan trọng trong SEO Onpage.
1. Title (Thẻ tiêu đề)
Yếu tố đầu tiên cần quan tâm chính là title. Title là nội dung xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm vừa làm nhiệm vụ thu hút sự chú ý của người dùng vừa giúp google nhận biết bài viết có phù hợp với truy vấn của người dùng hay không.
Một title tối ưu trong seo onpage phải thỏa mãn được những yêu cầu sau:
– Tiêu đề phải có chứa từ khóa
Tiêu đề cần phải chứa từ khóa bởi google nhận biết nội dung chính của bài viết thông qua từ khóa. Khi bot tìm thấy từ khóa người dùng truy vấn phù hợp với từ khóa xuất hiện trong thẻ tiêu đề, nó sẽ ưu tiên hiển thị website của bạn đến với người dùng. Vì vậy, bạn nhất định không được quên đưa từ khóa vào thẻ tiêu đề nếu không muốn google bỏ qua bài viết của bạn.
– Từ khóa xuất hiện ở phần đầu tiêu đề càng tốt
Google bot thường quét thông tin từ trên xuống dưới, vì vậy từ khóa xuất hiện càng sớm thì càng được đánh giá cao.
– Tiêu đề không vượt quá 70 ký tự
Để tiêu đề bài viết được hiển thị đầy đủ và rõ nghĩa trên trang kết quả tìm kiếm thì bạn nên giới hạn độ dài của tiêu đề dưới 70 ký tự. Nếu vượt quá số ký tự cho phép, google sẽ chuyển những ký tự thừa thành dấu “…”. Như vậy thì đoạn chữ bị cắt đi sẽ khiến cho tiêu đề không đầy đủ và người dùng không thể hiểu hết ý nghĩa của tiêu đề.
2. Thẻ meta description (Thẻ mô tả)
Thẻ mô tả không hiển thị trong bài viết nhưng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm cùng với tiêu đề bài viết. Thẻ này dùng để tóm tắt nội dung chính của bài viết và kích thích người đọc click vào bài viết.
Những yêu cầu tối ưu thẻ mô tả trong seo onpage gồm:
– Thẻ mô tả phải chứa từ khóa mục tiêu
Tương tự như thẻ tiêu đề, bạn cần đặt từ khòa vào thẻ mô tả. Từ khóa nằm trong thẻ mô tả sẽ được in đậm khi hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.
– Nội dung thẻ mô tả không quá 320 ký tự
Nếu thẻ mô tả vượt quá 320 ký tự thì các ký tự thừa sẽ tự động bị chuyển thành dấu ba chấm, vừa mất thẩm mỹ vừa không diễn đạt được hết ý.
– Nội dung thẻ mô tả phải độc đáo, có khả năng kích thích người dùng click vào bài viết
Thẻ mô tả được hiển thị trên trang tìm kiếm ngay dưới tiêu đề bài viết. Những thông tin mà tiêu đề chưa diễn giải được thì bạn có thể tận dụng thẻ mô tả để bổ sung. Vì thế, bên cạnh đảm bảo những yếu tố chuẩn seo thì bạn nên viết thẻ mô tả độc đáo, hấp dẫn để thu hút thêm lượt truy cập vào bài viết.
3. Thẻ Heading
Thẻ heading có tác dụng phân chia các nội dung chính trong bài viết ra thành nhiều đoạn nhỏ để người đọc dễ theo dõi. Thẻ H1 được hiểu là thẻ tiêu đề. Các thẻ H2-H6 được phân bố trong bài viết. Các thẻ nhỏ hơn sẽ có tác dụng diễn giải ý cho thẻ lớn.
Thẻ Heading chuẩn seo phải có chứa từ khóa, từ khóa càng xuất hiện sớm ở đầu thẻ thì càng tốt. Thẻ heading trong bài không được trùng lặp về nội dung.
4. Nội dung bài viết
Nội dung bài viết càng sáng tạo và độc đáo càng tốt. Độ sáng tạo phải đảm bảo trên 80%. Mật độ từ khóa phân không cần quá cao nhưng phải xuất hiện ở đoạn đầu tiên trong bài viết và xuất hiện đều đặn ở phần giữa và phần cuối.
Bạn cần phải giữ nội dung bài viết độc đáo bởi thuật toán của google có khả năng check trùng lặp. Nếu website của bạn sao chép nội dung từ trang web khác, nó sẽ ẩn nội dung của bạn đi hoặc sắp xếp xuống dưới cùng và đẩy bài viết có nội dung gốc lên trên.
5. URL
URL thân thiện với google là url có cấu trúc ngắn gọn, có chứa từ khóa và mỗi từ cách nhau một dấu gạch ngang.
6. Images
Để công cụ tìm kiếm có thể tìm được ảnh của bạn thì bạn cần phải đặt thẻ alt cho ảnh. Thẻ alt là yếu tố hỗ trợ seo rất tốt mà bạn không thể bỏ qua trong seo onpage.
7. Từ khóa
Bạn cần để từ khóa xuất hiện một cách nhất quán trong các yếu tố sau: tiêu đề, mô tả, các thẻ heading, nội dung, URL và thuộc tính alt.
>>Xem thêm: Cách phân bổ từ khóa cho bài chuẩn SEO
8. Liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ cho phép liên kết các trang có liên quan đến nhau về nội dung trong cùng một domain. Nó giúp cấu trúc trang web bền vững, khoa học.
Liên kế nội bộ sẽ giúp người truy cập dễ dàng tìm kiếm dữ liệu liên quan trên trang web, giúp ích hơn cho người dùng và giữ họ ở lại website lâu hơn. Thay vì sử dụng những từ chung chung như “nhấp vào đây” hoặc “đọc thêm”, bạn có thể sử dụng từ khoá mục tiêu trong những đoạn văn bản để có liên kết nội bộ chất lượng nhất.
9. Tốc độ trang Web
Một công bố vào năm 2010 của google cho thấy tốc độ tải trang có ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm. Để cải thiện tốc độ trang web bạn cần tối ưu hóa code, kích thước hình ảnh, tối ưu hóa bộ nhớ đệm, giảm tra cứu DNS.
10. Sử dụng MultiMedia
Việc bạn chăm chỉ sử dụng đa phương tiện ở dạng hình ảnh và video giúp nâng cao vị trí trang web trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên bạn cần nhớ không làm quá tải trang web của bạn với các tập tin đa phương tiện vì nó có thể làm giảm tốc độ trang web.
12. Thêm chức năng chia sẻ lên mạng xã hội
Các nút chức năng chia sẻ lên mạng xã hội sẽ hỗ trợ rất nhiều trong seo. Đừng quên tích hợp các nút này trên website của bạn để có thêm những liên kết ngoài thực sự hữu ích cho seo.
13. Sử dụng liên kết ngoài cho bài viết
Nếu như các liên kết nội giúp cho cấu trúc website chắc chắn hơn thì các liên kết ngoài chính là yếu tố làm tăng uy tín cho website với google.
14. Giao diện website thân thiện với mobile
Người dùng đang truy cập internet qua thiết bị di động rất nhiều. Nếu website của bạn không được tối ưu khi hiển thị trên mobile cũng sẽ bị google hạ điểm.
Trên đây là 14 yếu tố tối ưu SEO Onpage cơ bản mà bạn cần nắm được khi thực hiện seo website. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đẩy seo website một cách an toàn và bền vững.
(Nguồn: bse-corp.com)