Khi đăng tải nội dung lên môi trường Internet, việc hiểu được cách hoạt động của nghiên cứu từ khóa cũng như cách để xác định từ khóa cụ thể là việc cần thiết. Đây cũng là những yếu tố cơ bản của việc làm SEO. Nếu bạn không xác định được chính xác từ khóa với lưu lượng tìm kiếm thực, hệ quả là bạn sẽ không thu hút được bất kỳ người dùng nào ghé thăm website. Ý nghĩa của việc nghiên cứu từ khóa chỉ đơn giản như vậy.

Tuy nhiên, việc tìm được từ khóa chính xác hay sở hữu lượng tìm kiếm cao nó giống như mò kim đáy bể. Mỗi ngày có tới hàng tỷ từ khóa khác nhau được tìm kiếm, vậy làm thế nào để bạn tìm ra đúng từ khóa mà mình cần và thu hút lượng truy cập về trang của bạn?

Vì sao từ khóa lại quan trọng với SEO?

Có thể nói rằng những từ khóa là những động lực đằng sau công việc SEO. Vai trò chính của những công cụ tìm kiếm như Google là để trả về những kết quả phù hợp, liên quan nhất dựa trên những từ khóa mà người dùng nhập vào. Từ khóa đóng vai trò rất lớn trong việc những trang web nào được hiển thị với người dùng. Giả sử, nếu bạn tìm kiếm “Công cụ từ khóa”, bạn có thể an tâm rằng toàn bộ những trang được trả về đều sẽ đề cập đến những công cụ từ khóa.

Giờ đây, từ khóa chỉ là một phần của toàn bộ mảnh ghép. Google sở hữu thuật toán vô cùng phức tạp, sử dụng hàng trăm yếu tố xếp hạng khác nhau và cách tính toán để chọn ra một vài trang web trong hàng tỷ trang web khác trong index (mục lục) của nó. Dù vậy, từ khóa vẫn là một trong những yếu tố SEO quan trọng nhất. Nếu không sử dụng đúng từ khóa, mọi nỗ lực khác của bạn đều sẽ gần như vô nghĩa.

Bằng cách tìm ra những từ khóa liên quan tới doanh nghiệp, bạn có thể lồng ghép những từ khóa đó vào trong nội dung và đưa ra câu trả lời tới người dùng Internet. Nghiên cứu từ khóa phù hợp liên quan đến việc tìm kiếm các từ khóa cạnh tranh thấp với lượng tìm kiếm cao. Nó cũng là một cách để tìm các thuật ngữ và chủ đề tìm kiếm mà bạn có thể chưa từng xem xét.

Từ khóa dài và từ khóa ngắn

Khi bắt đầu tìm hiểu về từ khóa, bạn sẽ nghe đến hai thuật ngữ cơ bản “long-tail” và “short-tail”. Định nghĩa của hai khái niệm này như sau:

  • Từ khóa Short-tail: Như tên gọi của mình, nó là những từ khóa ngắn và thường có độ dài 2-3 từ

Ví dụ về từ khóa Short-tail: SEO, Nghiên cứu từ khóa, Từ khóa short-tail. Thông thường từ khóa Short-tail sẽ có lưu lượng tìm kiếm cao hơn, tuy nhiên như bạn thấy ở phần ví dụ thì nội dung mà những từ khóa này chứa đựng là khá chung chung, không có tính chất cụ thể. Điều này đồng nghĩa với việc nếu trang web của bạn được xếp hạng cao với dạng từ khóa này, bạn sẽ thu hút được rất nhiều lượt truy cập. Tuy nhiên, những lượt truy cập đó có thể không tạo ra tỷ lệ chuyển đổi tốt lắm. Vì suy cho cùng, rất khó để trả lời một câu hỏi cụ thể, hay một tra cứu chỉ với vài từ đơn giản.

  • Từ khóa Long-tail: Là những cụm từ khóa có độ dài nhiều hơn 3 từ khóa trở lên.

Ví dụ về từ khóa Long-tail: Làm thế nào để tôi có thể tìm thấy từ khóa Long-tail tốt? SEO tự nhiên có tốt hơn PPC để đạt traffic dài hạn không? Nghiên cứu từ khóa cho trang thương mại điện tử như thế nào? Nếu so sánh với những từ khóa Short-tail ở trên, việc bổ sung thêm các từ phụ sẽ giúp người dùng có thể tra cứu câu hỏi cụ thể. Thông thường, từ khóa càng dài thì lưu lượng tìm kiếm càng thấp. Tuy nhiên, nếu bạn có thể xếp hạng cao với những từ khóa Long-tail, thì tiềm năng gia tăng tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn từ khóa ngắn.

Khi quyết định dạng từ khóa phù hợp nhất, câu trả lời thông thường sẽ luôn là từ khóa Long-tail. Sở dĩ, chúng chứa đựng ý nghĩa cụ thể hơn, chưa kể chúng sở hữu lượng tìm kiếm thấp vậy nên tính cạnh tranh cũng sẽ thấp hơn khi so với những từ khóa Short-tail.

5 lời khuyên khi nghiên cứu từ khóa SEO

Trong thuật ngữ SEO, từ khóa là những cụm từ hoặc khái niệm mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm khi tra cứu về một thứ, đó có thể là một câu trả lời, một sản phẩm hoặc dịch vụ. Lựa chọn ra những từ khóa phù hợp là một trong những khía cạnh quan trọng nhất với bất kỳ chiến lược SEO nào. Lý tưởng nhất, bạn sẽ muốn tìm những từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp nhưng lưu lượng tìm kiếm lại cao. Tuy nhiên, những từ khóa như này nó gần như không tồn tại để bạn tận dụng. Thay vào đó, hiểu được các nguyên tắc cơ bản của nghiên cứu từ khóa và tuân thủ các thực tiễn tốt nhất, bạn sẽ tìm thấy các từ khóa có lợi cho việc xếp hạng.

Khám phá những gì thị trường ngách của bạn đang tìm kiếm

Tính liên quan là thứ mấu chốt khi brainstorm từ khóa. Bạn cần phải biết thị trường ngách của mình là gì, xác định khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm thứ gì. Lấy ví dụ, nếu bạn là một doanh nghiệp thương mại điện tử kinh doanh đồ nội thất, bạn sẽ cần tìm đếm những từ khóa liên quan tới ngành nội thất. Sau đó bạn có thể tiến sâu hơn một bước để tìm những từ khóa SEO thương mại điện tử liên quan tới từng sản phẩm của bạn. Nó có nghĩa là định vị vào từng sản phẩm nội thất riêng biệt, ví dụ như phong cách của một chiếc bàn hay ghế.

Dựa vào thương hiệu và thuật ngữ sản phẩm để làm từ khóa

Có vô vàn dạng từ khóa khác nhau, nhưng quy chung về thì có thể chia nhóm từ khóa ra hai danh mục sau:

  • Từ khóa cung cấp thông tin: Là những bài đăng có chứa các cụm từ như “Làm thế nào để…” hoặc “Cái nào tốt nhất cho….”
  • Từ khóa chứa ý định của người mua: Thường là những thuật ngữ, khái niệm liên quan đến thương hiệu và sản phẩm, hoặc từ khóa có chứa từ “tốt nhất”

Giả sử bạn là một doanh nghiệp thương mại điện tử hoặc muốn nhắm đến các từ khóa thương mại, hãy tập trung vào những từ khóa về ý định của người mua. Dựa vào các thuật ngữ thương hiệu và sản phẩm là một cách tuyệt vời để tìm các từ khóa với lưu lượng tìm kiếm tốt. Khi mọi người tìm kiếm để mua sắm trực tuyến, họ thường sẽ nhập vào công cụ tìm kiếm tên của thương hiệu hoặc tên sản phẩm mà họ quan tâm. Một vài ví dụ về những tìm kiếm liên quan đến thương hiệu là:

  • Bài đánh giá/review về [Tên thương hiệu]
  • Bàn [Tên thương hiệu] tốt nhất
  • Bàn [Tên thương hiệu] dưới $500

Tạo ra một danh sách chủ đề để SEO và lấy từ khóa ở đó

Khi làm nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ cần mọi thứ đi theo trình tự. Nếu không, bạn sẽ đi sai hướng và thiếu đi sự liên quan về các chủ đề. Khởi điểm cho bất kỳ website nào cũng là chuẩn bị từ 5 – 10 chủ đề hoặc danh mục để nhóm các từ khóa vào đó. Hầu hết các trang hiện nay đều sử dụng các danh mục có sẵn trên trang của mình. Bạn có thể lựa chọn ra một thứ gì liên quan đến mình hơn, có thể là các thương hiệu khác nhau hoặc các loại sản phẩm. Giả sử bạn vận hành một website về đồ nội thất, hãy thử bắt đầu với những chủ đề sau:

  • Đồ nội thất nhà bếp
  • Đồ nội thất phòng ngủ
  • Đồ nội thất ngoài vườn
  • Đồ nội thất phòng ăn

Nghiên cứu chủ đề của bạn, sau đó nghiên cứu các thuật ngữ liên quan

Bước tiếp theo chính là bắt đầu tìm kiếm về những từ khóa liên quan cho mỗi đề mục, chủ đề trên trang của bạn. Hai cách chủ yếu để thực hiện việc đó là sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa, hoặc gõ từ khóa vào Google và sử dụng tính năng tự động gợi ý về thuật ngữ tìm kiếm liên quan

Nếu bạn đang brainstorm bằng cách nhập thuật ngữ của bạn trực tiếp vào Google, lấy ví dụ bạn nhập cụm từ “những ghế phòng ăn tốt nhất”, bạn có thể những từ khóa Long-tail gợi ý ở dưới mục “People also ask – Mọi người cũng tìm kiếm”:

Ngoài ra, khi bạn nhấn dấu cách đằng sau từ cuối cùng trong cụm từ khóa, Google cũng sẽ tự động hiển thị những từ khóa đề xuất:

Chỉ mới một từ khóa chính, Google đã hiển thị với hơn 10 từ khóa khác nhau. Bạn có thể bổ sung chúng vào những công cụ tìm kiếm để phân tích mức cạnh tranh của chúng. Một số công cụ từ khóa cũng sẽ tự tạo ra những thuật ngữ này cho bạn mà không cần dùng Google.

Bất kể bạn lựa chọn hướng nào để tìm kiếm từ khóa, luôn có hai thang đo quan trọng bạn cần chú ý tới là: Lưu lượng tìm kiếm hàng tháng và mức độ cạnh tranh của chúng. Bạn có thể biết lưu lượng tìm kiếm bằng cách sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa hoặc sử dụng Google’s Keyword Planner. Để xác định được mức độ cạnh tranh của từ khóa, bạn cũng có thể sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa vì chúng sẽ có thang đo của riêng mình. Hoặc, bạn có thể tự xem số lượng kết quả tìm kiếm cho từ khóa đó và đưa ra đánh giá của riêng mình (tuy nhiên đây không phải cách hiệu quả)

Nghiên cứu việc xếp hạng của đối thủ với những từ khóa bạn hướng tới

Bước cuối cùng chính là quan sát và đánh giá xem đối thủ của bạn đang “làm ăn” như nào với việc xếp hạng của từ khóa bạn đang hướng tới. Đừng quên rằng, Google chỉ là một thuật toán. Dù nó vô cùng phức tạp tuy nhiên nó vẫn mãi mãi chỉ là một thuật toán. Những trang được xếp hạng trong top 10 là vì có lý do của nó, thông thường là vì hai lý do sau:

  • Nội dung và bố cục của trang
  • Số lượng đường link chỉ về trang đó

Theo nguyên tắc chung, đây là cách bạn có thể cố gắng đánh bại thuật toán trong từng lĩnh vực này.

Nội dung

Nhu cầu tìm kiếm là một yếu tố xếp hạng quan trọng của Google. Dạng nội dung bạn tạo ra cần phải tương đồng với nội dung của các trang web đã được xếp hạng. Nó có nghĩa nếu toàn bộ kết quả là các trang thương mại điện tử, bạn sẽ cần có một trang thương mại điện tử. Nếu chúng dưới dạng danh sách, bạn cũng cần tạo ra một danh sách.

Tiếp theo, bạn cần phải tiến xa hơn những gì họ đã làm. Tìm cách để tạo ra những bài viết chuyên sâu hơn, nội dung tốt hơn, cập nhật mới hơn. Nếu bạn muốn tiến sâu hơn nữa, bạn có thể tìm kiếm một xu hướng về số lần từ khóa mục tiêu của bạn xuất hiện trong các trang được xếp hạng hàng đầu. Nếu họ sử dụng 3 lần, đây sẽ là mốc cho bạn xác định để không sử dụng quá ít hay quá nhiều từ khóa.

Đường Links

Các đường link từ những trang khác là một yếu tố xếp hạng rất quan trọng. Không có hai liên kết nào như nhau, vì vậy thật khó để đánh giá bạn cần bao nhiêu đường link. Tuy nhiên, như một hướng dẫn chung, bạn nên đặt mục tiêu quảng bá bài viết của mình để thu hút nhiều liên kết nhất có thể, tối thiểu là bằng số lượng đối thủ của bạn có.

7 công cụ nghiên cứu từ khóa đắc lực Marketer nên biết

Như đã đề cập từ trước, sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa có thể giúp bạn tìm ra những từ khóa chính xác và chứa rất nhiều giá trị. Sử dụng công cụ từ khóa giúp công việc SEO của bạn hiệu quả hơn, cũng như nó đảm bảo bạn hướng tới những thuật ngữ phù hợp nhất. Có một số công cụ từ khóa được coi như một lần đầu tư, có những cái khác lại hoàn toàn miễn phí. Dưới đây là 7 công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến nhất hiện nay.

GrowthBar

Đây là một tiện ích mở rộng của Google Chrome, nó không phải một phần mềm hay một ứng dụng như các công cụ từ khóa khác trong danh sách này.

Ưu điểm lớn nhất khi sử dụng GrowthBar chính là bạn có thể nhận về toàn bộ thông tin cần thiết: Lưu lượng tìm kiếm hàng tháng, phân tích Backlink, đề xuất từ khóa, mức độ cạnh tranh từ khóa. Mặc dù nó không tạo ra dữ liệu ở mức độ và không phù hợp để quản lý nhiều chiến dịch cho khách hàng, nhưng đây vẫn là một giải pháp tuyệt vời và nhẹ nhàng cho một cá nhân thực hiện việc nghiên cứu từ khóa.

Ahrefs Keyword Explorer

Ahrefs là một công cụ SEO cực kỳ hiệu quả khi nó có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau chứ không chỉ nghiên cứu từ khóa.

Những tính năng chính của công cụ SEO này bao gồm:

  • Nghiên cứu từ khóa
  • Phân tích đối thủ
  • Theo dõi xếp hạng
  • Nghiên cứu Backlink
  • Nghiên cứu nội dung

Khi đăng ký sử dụng Ahrefs, bạn có thể đảm bảo rằng mình không bao giờ cạn kiệt ý tưởng về từ khóa. Công cụ này sở hữu giao diện trực quan và dễ sử dụng, do đó, nó dễ dàng cho cả người mới bắt đầu hay các SEO-er có kinh nghiệm. Nó là một lựa chọn phổ biến với doanh nghiệp hiện nay, nó giúp bạn dễ dàng theo dõi bất kỳ số lượng từ khóa nào và thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh một cách chi tiết.

Moz Keyword Explorer

Moz là một trong những bên cung cấp giải pháp SEO lâu đời và có tiếng nhất trên thị trường, ra mắt từ năm 2004 đến nay.

Sau khi đăng ký gói Moz Pro, bạn có thể sử dụng các tính năng như:

  • Công cụ nghiên cứu từ khóa
  • Công cụ phân tích đối thủ
  • Tính năng báo cáo chi tiết
  • Phân tích Backlink
  • Phần mềm theo dõi xếp hạng

Ngoài ra, Moz cũng mang đến cho người dùng lựa chọn sử dụng tiện ích mở rộng miễn phí trên Google Chrome. Với tiện ích này, nó sẽ hiển thị một số thông tin về từ khóa cũng như dữ liệu phân tích đối thủ trong trang kết quả tìm kiếm.

Google Search Console

Đây là một nguồn miễn phí được cung cấp bởi Google, cung cấp cho người dùng những Insight về mức độ hoạt động của trang.

Bạn có thể xem tất cả các từ khóa mà bài viết hiện tại của bạn đang xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google, không phân nhánh sang các chủ đề khác. Bạn cũng có thể sẽ phát hiện ra một số từ khóa Long-tail cần tối ưu tốt hơn, hoặc viết một bài hoàn toàn mới cho những từ khóa đó. Đây là một cách tuyệt vời để tìm những dữ liệu thực từ chính Google, tuy nhiên bạn sẽ không thể tìm thấy những khóa mới hay phân tích mức độ cạnh tranh từ khóa.

Đây là nơi mà rất nhiều công cụ từ khóa khác lấy dữ liệu nguồn. Google cung cấp dữ liệu về lưu lượng tìm kiếm hàng tháng cho những từ khóa trong planner của họ, từ đó giúp các nhà quảng cáo có thể sử dụng dữ liệu này để đấu giá từ khóa.

Keyword Planner là một công cụ tuyệt vời cho việc tìm kiếm từ khóa, cũng như kiểm tra lượng truy cập tìm kiếm. Tuy nhiên nó lại không cung cấp bất kỳ dữ liệu nào về mức cạnh tranh, chính vì vậy mà nhiều người vẫn tìm đến các công cụ nghiên cứu khác.

Keywords Everywhere

Đây cũng là một tiện ích mở rộng cơ bản của Chrome, bổ sung một số dữ liệu bên cạnh từ khóa trong mục kết quả tìm kiếm.

Với Keywords Everywhere, bạn có theo dõi:

  • Lưu lượng tìm kiếm hàng tháng
  • Chi phí mỗi lượt nhấp (CPC)
  • Mức độ cạnh tranh AdWords

Nó cũng tạo ra được mục “Mọi người cũng tìm kiếm” ở phía bên phải của thanh trong phần kết quả tìm kiếm, đi kèm là một vài bổ sung liên quan tới từ khóa. Nó có thể giúp bạn khám phá ra nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Đây là một trong những cách nhanh nhất, đơn giản nhất để biết được lưu lượng tìm kiếm của từ khóa khi lướt web.

Keywordtool.io

Keywordtool.io có một số chức năng vô cùng thú vị mà những công cụ nghiên cứu khác không có, điển hình là tính năng cho phép người dùng nghiên cứu từ khóa trên những nền tảng như YouTube, Bing, Amazon, eBay, Instagram và Twitter.

Dù Google thống trị phần lớn lượng tìm kiếm tự nhiên trên môi trường Internet, tuy nhiên nó không phải công cụ tìm kiếm duy nhất hiện nay. Doanh nghiệp của bạn có thể đang bỏ lỡ lượng truy cập, cũng như doanh thu nếu bỏ lỡ chúng. Công cụ này sở hữu giao diện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần nhập vào thứ khóa mong muốn và công cụ này sẽ đưa ra hàng trăm từ khóa liên quan, đi kèm là mức độ cạnh tranh, lưu lượng tìm kiếm và chỉ số xu hướng.

Nguồn: Marketingai