• Bạn muốn tự tin thể hiện khả năng của bạn thân trước ống kính máy quay phim khi Livestream hoặc làm Vblog.
  • Bạn muốn phải tự tin và nói chuyện trước đám đông mà không ngại ngần.
  • Bạn quá hồi hộp và hay quên lời khi đứng trước Camera?
  • Bạn mong muốn phát triển thương hiệu cá nhân trên Tiktok, YTB, Facebook,…mà chưa tự tin
  • Giọng nói của Bạn cảm thấy chưa được hay và Yếu hơi,…

Thì đây là những chia sẻ dành cho bạn nhé!

5 CẤP ĐỘ LUYỆN TẬP CÁCH NÓI TRƯỚC MÁY QUAY

CẤP ĐỘ 1: Làm quen máy quay

  • Đếm số 1, 2, 3 ,4……..20 kèm nhìn thẳng Camera
  • Thay đổi biểu cảm , cảm xúc trên khuôn mặt
  • Tăng tốc độ đếm và không lắc người

CẤP ĐỘ 2: Đọc sách

  • Vừa đọc sách vừa nhìn Camera kèm theo cảm xúc nội dung.

CẤP ĐỘ 3: Nói bất chấp ậm, ờ,….

  • Liệt kê một cảnh vật và sự việc nào đó.
  • Miêu tả sự vật, sự việc nào đó kèm thêm cảm nhận cá nhân.
  • Tường thuật (kế lại sự việc) kèm thêm cảm nhận cá nhân.
  • Tập lắng nghe ghi nhớ và kể lại 1 sự việc nào đó.
  • Tập so sánh (vật với vật, người với người) tìm ra điểm độc đáo của nó.
  • Sáng tạo bất chấp (liên tưởng đa chiều,…)

CẤP ĐỘ 4:  Phát triển nội dung

Mở đầu

  • Giới thiệu bản thân
  • chủ đề sẽ nói

Nội dung chính (Ý chính sẽ chia sẻ)

  • Diễn dịch (từ ý lớn đến ý nhỏ)
  • Quy nạp (từ ý nhỏ đến ý lớn)

Kết thúc

  • Đút kế ý chính
  • Truyền cảm hứng cho khán giả bằng cách kêu gọi hành động tham gia và đưa ra kênh để kết nối liên lạc.

CẤP ĐỘ 5: Gây ấn tượng

Gợi ý công thức:

Chào các bạn, tôi tên là…………

Hiện tôi đang là…………….

Tôi có …..(thời gian bao lâu)…………..kinh nghiệm trong lĩnh vực………(nghề nghiệp)………………

Tôi đã giúp đỡ cho……………………..(thành tựu đạt được)………………..

Tôi mong muốn…………………(khát khao)………………..

Các bạn hãy kết nối với tôi nhé!

NHỮNG LỖI CẢM XÚC CƠ BẢN THƯỜNG GẶP KHI TRƯỚC MÁY QUAY

  • Mặt đơ
  • Mặt không cảm xúc
  • Đảo mắt nhìn xung quanh
  • Cảm giác xấu hổ
  • Sợ bị người khác chê bai,…
  • Và rất rất nhiều nổi sợ khác

Do đó những lỗi trên là do cảm xúc tiêu cực dẫn đến bạn lo lắng, Bạn nên biết cách kiểm soát cảm xúc của mình và nhanh chóng lấy lại tinh thần. Khi rơi vào trường hợp tiêu cực, bạn có thể điều chỉnh các hoạt động của cơ thể bằng cách thực hiện một vài động tác như:

– Hít thở sâu, thả lỏng cơ thể.

– Mỉm cười.

– Thay đổi tư thế đứng, ngồi sao cho thoải mái nhất.

Như vậy, bạn sẽ có thể tập trung và suy nghĩ được nhiều hướng đi mới.

BÀI TẬP GIẢI PHÓNG CẢM XÚC:

  • Tập cười Ha (như tiếng ha ha ha ………….)
  • Nhìn gương
  • Hít thở bụng, hít vào và thở ra + Cười
  • Tập Hí (như tiếng ngựa Hí……………….)
  • Tập nhìn vào 1 điểm

THỰC HÀNH BIỂU ĐẠT CẢM XÚC TRƯỚC GƯƠNG:

  1. Buồn
  2. Giận
  3. Ngạc nhiên
  4. Vui
  5. Sợ
  6. Ghê tởm

TỰ TIN BIỂU HIỆN HÌNH THỂ TRƯỚC MÁY QUAY

Những lỗi hình thể cơ bản thường gặp.

  • tay bị thừa thãi
  • Hay cảm giác bị ngứa ngái
  • Mắt không biết nhìn đâu
  • Không biết tạo dáng sao cho đẹp
  • Không kiểm soát được ý thức chuyển động của cơ thể.

Các cách khắc phục như sau:

Dáng tay:

  • Hai tay nắm vào nhau
  • Hay tay đan vào nhau
  • 1 tay nắm và 1 tay mở
  • Các đầu ngón chạm, 2 ngón cái chỉ thiên.

Dáng chân:

  • Hình chữ V
  • hai chân song song khép sát
  • hai chân song song bằng vai
  • Gót chân vuông góc cạnh chân còn lại

Cơ thế (sử dụng tay): Linh hoạt cảm xúc + ngôn ngữ.

Phối hợp tiết tấu:

  • Khi nói -> tay đóng
  • Khi dùng -> tay mở

Tránh nhăn trán, Mắt rời camera, lắc đầu.

Trong lúc nói có thể dùng 5s để tạo sự tập trung cho khán giả.

CÁC VIDEO TỔNG HỢP CHIA SẺ KỸ NĂNG

https://youtu.be/dihPyHLWM8k

CHÚC CÁC BẠN THỰC HÀNH VÀ HOÀN THIỆN BẢN THÂN HƠN!